Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Bài 6. Chăm sóc, sưởi ấm chim mùa đông

Chào mào là loài chim ưa nắng, nên mùa đông lạnh làm cho chim tụt lửa và dễ mắc bệnh dẫn đến chết. Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý trong việc chăm sóc chim mùa đông.

- Thức ăn cho chim: Chim thuần rất nhạy cảm với cám nên việc bổ sung một số thành phần như đậu phộng vào cám có thể làm chim thay lông. Nên hạn chế việc này. Chỉ cần cho chim ăn thêm các thức ăn nóng như ớt xắt nhỏ, chuối mốc còn hơi xanh, đừng cho chuối chín.

- Tắm cho chim : Việc tắm nước cho chim mùa này thì tùy vào điều kiện thời tiết. Trời lạnh thì nên hạn chế tắm cho chim. Khoảng 1 lần/ tuần là được, hòa nước ấm và cho chim tắm trong phòng ấm, tắm xong bật đèn sưởi cho chim khô lông.

- Sưởi ấm cho chim : Với các ngày trời quá lạnh , dù trùm áo lồng nhưng chim vẫn lạnh thì nên sưởi ấm cho chim. sưởi ấm cho chim có thể dùng bóng đèn dây tóc. Nhưng bóng đèn dây tóc là không tốt cho chim vào buổi tối vì quá sáng nên làm chim mất ngủ. Hiện nay có các bóng đèn hồng ngoại, dùng cho chăn nuôi gà, gia súc. Mua bóng kết hợp với dimmer điều chỉnh độ sáng(giống công tắc vặn của đèn chùm hoặc quạt trần). Dùng kết hợp bóng dây tóc vào ban ngày và bóng hồng ngoại vào ban đêm sẽ giúp chim giữ ấm và giữ được lửa. Tùy vào nhiệt độ và thời gian để điều chỉnh độ sáng của bóng cho thích hợp. Nếu có nhiều chim thì để các lồng quây xung quanh bóng, vẫn trùm áo lồng, chim vẫn đủ ấm và ngủ tốt.

Tuyệt đối tránh các nơi có gió lùa vì dễ làm chim sinh bệnh. Đồng thời cũng chú ý phòng chống chuột vì thời điểm này chuột đói ăn nên chúng rất manh động.

Chúc chú chim của các bạn khỏe mạnh và giữ lửa tốt trong mùa lạnh.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Chim bám nóc lồng phải làm thế nào ?

Tất cà các loại chim cảnh ; Chào Mào, Họa Mi, Vành Khuyên, Chích Chòe, Khướu, Nhồng.... Khi bám vào nóc lồng nhìn rất khó chịu, mất thẩm mỹ và giá trị. Vậy Chim bám nóc lồng phải làm thế nào ?
Sau đây chimcanhviet.net xin hướng dẫn anh em cách trị chim bám nóc lồng hiệu quả nhất, thành công 100% dành cho anh em nào chưa biết cách. Để trị bám nóc lồng anh em làm theo các cách sau đây:

+ Cách 1 : Sử dụng tấm giấy bìa cứng, miếng phim X Quang cắt tròn ( đối với lồng tròn ) và cắt vuông đối với lồng vuông. Sau đó gắn vào bên trong nóc lồng. Chim sẽ không dám bám nóc nữa, cách này thì hết tuyệt đối nhưng anh em phải để như vậy khoảng 5- 6 tháng mới lấy ra.

+ Cách 2 : Đổi qua lồng khác, anh em có thể mua lồng có nóc hình nấm ( chóp ) phía trên nóc nhỏ chim sẽ không dám nhảy lên bu nóc được nữa. Cách này thì cho chim ở trong lồng đó luôn cũng được.




























+ Cách 3 : Treo  1 vài thứ trên nóc lồng, dùng chỉ để treo nút áo, cái tăm... bên trong nóc lồng chim. Nút ao, cây tăm đung đưa qua lại chim nhìn sợ không dám bám nóc lồng nữa
Đó là 3 cách giúp trị chim bám nóc, chúc anh em thành công và nhớ ghé thăm blog chim cảnh nhé


Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Bài 5. Chữa bệnh cho chim chào mào

    Chim chào mào dễ nuôi nhưng đôi khi cũng bị mắc bệnh. Nếu ta không biết chim bị bệnh hoặc biết nhưng chủ quan không chữa trị có thể dẫn đến chim bị chết. Bởi vậy việc nhận biết và chữa bệnh cho chim rất quan trọng.

    Chim bị trúng gió :
    Triệu chứng  : - Chim nhìn yếu, mắt lim dim, đi phân lỏng, thích cắm đầu vào cổ

     Chữa trị        : - Chim bị nhẹ có thể nhỏ dầu vào đáy lồng, trùm áo lồng lại cho chim nghỉ ngơi.
                            - Bị nặng thì sức dầu vào phao câu chim, hai nách, hai cánh, và lòng bàn chân chim.

     Cách phòng tránh : - Không nên treo chim chỗ nhiều gió, đặc biệt gió hướng Bắc
                                     - Chỗ tắm nên kín gió, tắm xong đợi chim khô hẳn rồi mới trùm áo lồng lại.
                                     - Không nên để chim ngoài trời vào chiều tối, nếu phơi nắng tầm 5h chiều thì phải chú ý gió

    Chim bị tiêu chảy :
     Triệu chứng  : - Chim đi phân nát, phân chim loãng và nhiều nước.

     Chữa trị        : - Lấy cóng nước ra, cho chim ăn dứa thay nước trong vòng 4 -5 ngày.
                             - Hoặc cho chim uống nước chè xanh. Cách này có một số trường hợp không trị hết bệnh cho chim


     Cách phòng tránh : - Không nên đổi cám đột ngột , làm chim không thích nghi được
                                      - Chim bổi chỉ nên cho ăn cám thường như Cám Ba Vì để chim quen dần, không nên cho ăn cám tốt, chim tiêu hóa không được, dẫn đến tiêu chảy.
                                      - Không nên cho chim ăn cám bị mốc.
                                      - Nước cho chim uống phải sạch sẽ.
                                      - Dọn lồng sạch sẽ giúp chim có môi trường thông thoáng sẽ ít bệnh.

    Chim bị yếu chân :
    Triệu chứng  : - Một hoặc hai chân chào mào duỗi thẳng cứng, chim di chuyển khó, chân không bám được cầu.

     Chữa trị        : - Cho chim ăn cơm nóng
                             - Cho chim uống vitamin B1


     Cách phòng tránh : Tăng cường dinh dưỡng cho chim.
                                     - Vệ sinh lồng, cầu đậu.
                                     - Bổ sung vitamin B1 cho chim



     

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Bài 4. Chế độ chăm sóc chim chào mào căng lửa

    Chăm sóc chim chào mào căng lửa và làm thế nào để giữ lửa cho chào mào là vô cùng quan trọng. Sau khi thay lông xong, chim thường mất lửa, lúc này ngoài chế độ chăm sóc bình thường, chúng ta cần phải bổ sung thêm một số phần sau đây vào chế độ chăm sóc hàng ngày cho chim :

    Tắm nắng cho chim lâu hơn : Bình thường chúng ta chỉ cần cho chim tắm nắng khoảng 30 phút là đã đủ cho chim hấp thụ ánh nắng để sản xuất các vitamin cần thiết. Nhưng để chim nhanh căng lửa hơn, chúng ta nên cho chim tắm nắng  khoảng 1 giờ vào tầm 6h30 đến 7h30. Buổi chiều nếu có điều kiện cho chim tắm nắng tiếp vào lúc 4h30 đến 5h30. Tuy nhiên do buổi chiều thì thường có gió mạnh, không tốt cho chim nên phải cẩn thận khi tắm nắng thời gian này.

    Bổ sung dinh dưỡng cho chim : Luộc trứng gà, lấy lòng đỏ trộn với một ít mật ong cho chim ăn, khoảng 1 tuần / lần. Bổ sung mồi tươi hàng ngày, nhưng không nên cho ăn nhiều quá.

   Tập lực : Dùng lồng lực tập cho chim. Lồng lực có hai loại, lồng lực ngang và lồng lực dọc. Ưu tiên lồng lực ngang. Kích thước lồng lực tầm dài 1.5 - 2 m , rộng 40 - 50 cm. Thời gian tập ban đầu khoảng 15p. Không nên cho chim tập lâu quá. Sau khi tập nên cho chim ăn chuối hoặc mồi tươi bổ sung dinh dưỡng.
Hình lồng lực cho chim


   Dợt cội : Muốn chim mau sung và căng lửa thì phải cho chim dợt dãi đều đặn. Nhưng không nên cho chim dượt quá sức. Ví dụ như chim có thể chơi cội 1 giờ thì chỉ dợt tầm 30 phút đến 45 phút. Dợt chim xong về nhà thấy chim còn sung, hót kéo là ổn. Đừng để chim nghỉ chơi rồi mới xách chim về. Lâu dần chim sung sức hơn, thời gian dợt sẽ tăng lên. Lúc này chim của bạn sẽ chơi rất tốt và bền.

   Muốn chim chơi căng điều quan trọng là các bạn phải chăm đều tay, giờ nào dậy, giờ nào tắm, giờ nào tập, giờ nào dợt. Theo một khung thời gian nhất định hàng ngày, chim sẽ quen với nếp sinh hoạt đó và chơi tốt.

Bài 3. Phòng tránh và chữa trị các tật lỗi của chim chào mào

    Tật lỗi của chim chào mào là điều không thể tránh khỏi khi thuần dưỡng chim. Lắm tài thì nhiều tật, đôi khi những chú chim hay lại rất dễ mắc tật lỗi làm cho người chơi bỏ thì thương và vương thì tội. Vậy làm thế nào để phòng tránh chim mắc các tật lỗi này là điều vô cùng quan trọng.
    
    Tật ngoáy(ngoái đầu) : Trong tất cả các tật lỗi thì tật này gây khó chịu nhất và cũng khó chữa nhất. Tật này sinh ra thường do chim bổi còn nhát, tung mình lên vanh lồng và ngoái đầu lại tìm chỗ đậu. Thường bị lỗi khi thuần chim dùng lồng vuông, mở áo lồng hình chữ A và treo sát vách. 
    Để phòng tránh lỗi này thì không nên mở áo lồng hình chữ A, nên mở áo lồng dần dần từ dưới lên trong quá trình thuần chim. Có thể dùng lồng tròn và không treo sát vách tường. 
    Chim bị mắc lỗi này thường rất khó chữa trị. Những chim bị nhẹ sau khi thuần có thể mất tật này. Cách chữa trị tốt nhất là cho vào lồng Aviary để chim bay thoải mái, qua một thời gian có thể sẽ quên.

    Tật lộn mèo: Rất thú vị khi chim đang chơi mà lộn mèo phải không? :). Bản năng của chim là tìm đường thoát thân khi cảm thấy sợ hãi, chim nhảy lên bám nóc lồng lâu dần thành tật.
    Để phòng tránh cần dùng bìa cac-tong đặt ở đỉnh lồng làm chim nhảy lên không có chỗ bám.
    Khi chim đã bị lộn mèo, có thể chữa bằng cách đặt bìa cac-tong như ở trên. Nếu chim bị tật nặng có thể kết hợp thêm phương pháp đan dây cước hoặc đặt thêm 3- 4 cầu phụ ngay trên cầu chính, cách cầu chính tầm 15 cm. Lúc đó chim sẽ vướng dây và cầu, không nhảy lên được, chim sẽ mất tật lộn mèo.

   Tắm cóng : Chim lâu ngày không được cho tắm, ngứa ngáy khó chịu, sẽ dễ mắc tật này.

    Để phòng tránh thì nên cho chim tắm đều đặn 2 -3 ngày / lần.

    Khi chim bị tật tắm cóng, nên thay cóng nước thường bằng cóng có dạng như sau:
Lỗ uống nước nhỏ nên chim sẽ không tắm được. Nhưng cũng nên nhớ việc tắm cho chim thường xuyên là quan trọng nhất.

    Chim chơi thất thường : Rất khó chịu khi treo chim lên lúc thì chơi rất căng, lúc chỉ đứng rỉa lông ăn mồi. Chim bị như thế thì không có gì phải lo lắng. Sáng sau khi tắm nắng xong, bạn trùm áo lồng chim lại đem vào nhà cho chim nghỉ ngơi. Một ngày chỉ mở áo lồng 1 - 2 lần treo lên cho chim chơi, mỗi lần khoảng 15 phút. Khi đó chim sẽ chơi rất sung mỗi khi được treo lên và sẽ không còn chơi tùy hứng như trước.

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Bài 2. Thuần chim chào mào bổi

   Ở bài trước chúng ta đã biết cách chọn một chú chim vừa ý . Nhưng đó chỉ là khởi đầu cho một chuỗi ngày gian nan và vất vả, đó là thuần chim bổi.
   Nhiều bạn thắc mắc là làm sao để chim nhanh dạn, sao người này nuôi nhanh dạn, mà mình nuôi lại không dạn. Xin thưa rằng để thuần một con chim thì cần cả thiên thời địa lợi nhân hòa. Bài viết này sẽ giúp các bạn cảm thấy công việc thuần chim không còn khó khăn nữa, thêm vào đó rất là thú vị.
   Thiên thời : thời đây là thời tiết các bạn ạ. Các bạn cứ thử nghĩ, đem chim về trong ngày mưa tầm tã, cái rét, cái gió, thì chỉ có nước trùm chim lại cho ăn bột qua ngày, làm sao có thể thuần được. Ý muốn nói ở đây là với thời gian thuần bổi tầm 2 3 tháng trở lên, thì bạn nên chọn thời điểm phù hợp. Tốt nhất nên mua chim vào đoạn tháng 3 tháng 4 hàng năm, thời tiết ấm, khô ráo. Và đặc biệt mùa thay lông của chim thường từ tháng 7 đến tháng 12. Nếu mua thời gian này, sau 5 6 tháng chim đã thuần và qua một mùa lông. Chim sẽ dạn và đẹp, đến Tết bạn có thể vừa tiếp khách vừa nghe chim hót cả ngày được rồi.
   Địa lợi : Yếu tố này rất quan trọng, để chim nhanh thuần, chúng ta phải có chỗ treo chim hợp lý. Chim muốn nhanh thuần, phải treo chỗ có nhiều người qua lại, có một khoảng cách hợp lí để chim không sát với người quá, tránh chim hoảng ngay từ đầu. Phải có chỗ phơi nắng cho chim vào buổi sáng. Tránh treo chim hướng Bắc vì gió hướng Bắc rất dễ làm chim trúng gió và chết. Chỗ chim ngủ phải yên tĩnh, tránh được chuột, mèo..., nói chung là bạn phải tạo cho chim một môi trường tốt, phù hợp.
   Nhân hòa : Con người là yếu tố quan trọng nhất. Thời gian và kinh nghiệm, hai yếu tố quyết định.
Bạn phải có thời gian chăm sóc và chơi với chim, chim sẽ nhanh dạn hơn hẳn.

    Từ ba yếu tố trên, bạn có thể chọn cho mình phương pháp thuần chim hiệu quả và đặc biệt là phù hợp với điều kiện của bạn.

Lồng thuần chim bổi : Thông thường muốn chim nhanh thuần thì dùng lồng nhỏ, các nan trên cùng  sít nhau, tránh chim chui đầu gây sứt đầu mẻ trán, chim sẽ lâu thuần. Nhưng có những chim rất nhát, đặc biệt chim bổi già rừng, thì nên dùng lồng rộng, đặt nhiều cầu, để chim có không gian bay nhảy khi cảm thấy sợ, tránh hư chim.

Dùng áo lồng để thuần chim : Chim mới đầu rất nhát, phải trùm 1 ngày cho chim quen lồng. Sau đó mở áo lồng ra từ từ. Có nhiều phương pháp, mở hình chữ A, hoặc mở áo lồng dần dần từ dưới lên. Mình đánh giá cao phương pháp mở áo lồng từ dưới lên, nhưng phương pháp này các bạn nhớ phải cho chim có cầu phụ để chim nhảy lên lúc hoảng. Việc mở áo lồng không nên nóng vội. phải kiên nhẫn. Bạn kiên nhẫn chừng nào thì chim mau thuần và ít tật lỗi chừng đó.

Cho chim tắm : Nhiều bạn gặp khó khăn khi cho chim tắm. Phải lưu ý rằng, chim muốn tắm hay không, có là việc của chim, bạn không được ép. Việc của bạn chỉ là cho chim vào lồng tắm. Vậy tại sao phải cho chim tắm? tại sao cho chim tắm sẽ nhanh dạn? Ai cũng nói thế, nhưng vì sao thì ít người giải thích được. Không nên ép chim sang lồng. Cách tốt nhất là bạn thông cửa lồng và để thế cho chim tự sang. Chỉ một hai lần chim sẽ quen. Các bạn xem clip trong đường dẫn sau https://youtu.be/dclXv0aRNFc

    Khi chim sang lồng tắm thì bạn lấy lồng chim để vệ sinh, chăm thức ăn. Việc này tránh được chim hoảng do đưa tay vào lồng vệ sinh lúc chim còn ở lồng. Có nhiều bạn cứ thắc mắc, chim không chịu tắm, làm cách nào?. Có phương pháp là dùng bình xịt nước chim, cách này quán chim hay làm, nhưng mình không khuyến khích. Cách tốt nhất, bạn kiếm một con chim đã biết tắm, đặt 2 lồng tắm sát nhau theo chiều dọc, sao cho khi chim tắm bên này thì nước bắn được sang chim không chịu tắm, đảm bảo bạn bất cứ con chim cứng đầu nào đều không chịu được 3 nốt nhạc và phải tắm. Sau khi chim đã tắm trong lồng 2 3 lần, những lần sau bạn không phải ép chim nữa, chim tự cân bằng được, lúc nào nên tắm lúc nào không.
    Nên 2 -3 ngày tắm chim một lần, giờ tắm tốt nhất là 12h, địa điểm đặt lồng tắm nên kín gió, có chút nắng nhẹ thì tốt. Sau khi tắm xong, thấy chim đứng rỉa lông thì cho chim về lồng, treo nơi kín gió, tuyệt đối đừng phơi nắng vì giờ 12h nắng k tốt cho chim. Sau đó bạn cho chim nghỉ ngơi.

Tắm nắng cho chim : Tốt nhất nên cho chim tắm nắng từ 6h15 đến 7h. Thời điểm này nắng không gắt, rất tốt cho chim, trời lạnh thì không nên cho chim tắm nắng sớm, rất dễ bệnh.

Dinh dưỡng cho chim : Chim bổi mới về tốt nhất cho ăn cám ba vì hoặc cám gia cầm chăn nuôi. Vì chim chưa quen với điều kiện nuôi nhốt, nên nếu bạn cho ăn cám tốt, nhiều chất dinh dưỡng, thì chim không tiêu hóa được dẫn đến đau bụng, đi phân lỏng, gây hại cho chim. Trái cây tốt nhất là chuối mật, hay còn gọi chuối mốc. Các loại bom, lê tốt nhất k cho ăn vì rất dễ dính thuốc, chim sẽ chết. Lâu lâu vào lúc nắng nóng nên cho chim một ít cam, hoặc một ít cà chua cho mát chim. Lúc thay lông nên cho ăn đu đủ để đỏ tách và đít, thay lông nhanh. Châu chấu thì đừng cho ăn nhiều, dễ giun sán, chim phụ thuộc châu chấu là không tốt.

Nhiều bạn sau khi đọc xong bài viết sẽ thắc mắc tại sao không có phương pháp chăm chào mào nhanh dạn nào. Những phương pháp như cắt cánh , nhổ lông đuôi chim... bài viết không khuyến khích các bạn làm. Bài viết không đánh giá nó sẽ giúp chim nhanh thuần hay không. Bài viết muốn truyền tải với các bạn, khi chơi chim, bạn phải yêu quý chim, chăm chim giống như chăm con cái vậy, từ từ, uốn nắn thì sẽ thành công. Còn việc ép chim nhanh dễ gây tật lỗi, có những chú chim rất hay nhưng vì chủ vội quá, ép chim như hành xác, dẫn đến chim mất lửa, bị tật, coi như bỏ chim. Đừng xem các clip chim đá tay người, hay chim quá thuần, những chim đó thường nuôi chim non còn đỏ hỏn lên, làm mất cái tính hoang dã của chim. Các bạn hãy kiên nhẫn thực hiện theo bài viết, chim sẽ rất mau ra giọng và dạn người. Sau đó kết hợp việc dợt cội , chim sẽ dạn từ từ. Mình sẽ cập nhật các bài viết về phần đó sau. Chúc các bạn thành công trong việc thuần chim của mình




    

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Bài 1. Chọn chim chào mào

    Mục đích của bài viết là giúp cho anh em mới chơi chào mào có cái nhìn rõ ràng hơn khi đánh giá một chú chim chào mào. Từ đó giúp có những lựa chọn chính xác hơn.

    Để chọn được chim, thì đầu tiên chúng ta phải biết thế nào là chim chào mào đẹp. Một con chim đẹp hội tụ rất nhiều tố chất. Đầu tiên mào chim phải dày, mào lân thì chim nhìn dữ và đẹp, mào cui thì chim có vẻ lìm lợm. Tách chim phải to, đều hai bên, màu đỏ. Yếm chim dài, sậm màu, gần khít vào nhau. Hầu chim to, khi chim hót nhìn sẽ rất đẹp. Mình chim thon dài, cân đối. Cánh chim không dài quá phao câu, xếp đều hai bên, không xếp chồng lên nhau. Và quan trọng nhất là đôi mắt chim. Tại sao có người nhìn vào cảm thấy thân thiện, có người thấy dữ dằn làm bạn e sợ, đa phần là đôi mắt. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Đối với chim cũng vậy, nhưng để nhìn mắt chim mà đánh giá thì e rằng bạn phải có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chơi chim, và không phải ai lâu năm cũng đánh giá được điểm này của chim.Nói chung, nhìn chim cân đối, khỏe mạnh, đừng hiền quá mà dễ chim hèn là tốt.


    Sau khi đã biết thế nào là chim đẹp thì ta sẽ cùng chọn chim. Với người mới chơi chim, mình khuyến khích không chơi chim bổi, vì rất dễ nản. Để phù hợp điều kiện kinh tế, nên chơi chim chưa có mùa nhưng đã hơi dạn ở tiệm, chim đã ra giọng, siêng hót, hơi dạn người. Những chú chim như thế giá thành cũng không quá cao, chỉ tầm bốn năm trăm là đã sở hữu được một chú rồi. Về chăm lấy kinh nghiệm. Còn thật sự đam mê, không ngại khó ngại khổ, các bạn có thể chọn bổi tuyển. Loại bổi này giá cao gấp hai đến ba lần so với bổi thường. Và tất nhiên đa số những chú bổi này có tố chất hơn, dạn chim hơn, và thường là đẹp hơn. Chọn chim cần phải kiên nhẫn, ngồi quan sát một chú chim tầm nửa tiếng thì mới kết luận được có nên mua hay không. Nếu chim đã sang lồng bổi thì hãy thử thay đổi vị trí các chim xung quanh nó, đánh giá chim kè đấu như thế nào, có bỏ nước không. chim đang kè mà cụp mào thì không chọn. chim giật mình khi nghe chim khác chéc hoặc hót thì không chọn. Nên chọn những con nào có thái độ kè lồng tốt, nhìn đầu gấu. Tiếp đến là giọng chim, giọng chim phải to, đanh, nghe vang. Thật ra cái này cũng khó cho những bạn chưa có kinh nghiệm, Việc thẩm âm chim đòi hỏi một quá trình và niềm đam mê. Đừng chọn những chim thấy há mỏ nhưng không phát ra tiếng. Những chim đó thường là chim hèn, giọng không hay, không to.Chim có thể không chơi, nhưng chơi là phải ra tiếng rõ ràng.
    Có một việc quan trọng trong việc chọn chim đó là vùng của chim. Vùng miền ảnh hưởng rất lớn đến tố chất của chim. Vì đặc điểm đất nước ta trải dài từ Bắc chí Nam nên giọng nói của con người(người nhé, huống gì chim) cũng thay đổi theo, giọng Bắc, giọng Nghệ An, giọng Huế, giọng Quảng Nam, giọng Gia Lai Dak Lak, giọng Bình Định. Và chim cũng thế, thường dân chim chuộng chim Huế và Quảng Nam nhiều hơn các vùng khác. Về việc vùng miền thì mình sẽ có một bài khác bàn về vấn đề này nhé. Thật ra giờ chim chuẩn vùng rất hiếm và cũng ít chim có giọng chuẩn vùng nữa(bị toàn cầu hóa giọng chim rồi :( ).

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Lồng nuôi chim cao nhất Việt Nam là đây

Lang thang trên mạng thấy hình cái lồng tập lực cho chim Họa Mi cao bá đạo nhất chia sẻ với anh em xem chơi. Đây thuộc loại lồng nuôi chim cao nhất Việt Nam hiện nay.
Lồng này được nghệ nhân Văn Phúc sản xuất, được làm bằng tre già. Nhìn cái lồng cao gấp 3 lần người chụp ảnh.
Theo quan sát thì lồng này cao cũng tới hơn 5m. Đây l;à lần đầu tiên thấy cái lồng cao như vậy.
Lồng này mà dùng để tập lực cho Họa Mi, Chào mào thì bá đạo luôn. Chúc vui vẻ



Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Bệnh hay gặp ở chim vào mùa đông


Khi chuẩn bị bước vào mùa đông những chú chim đã rủ bỏ những bộ lông cũ và khoác lên mình bộ lông mới để giữ ấm cho cơ thể và chống chọi bệnh tật. Thông thường chim trong lồng cũng như vậy nhưng do chế độ chăm sóc, thiếu 1 số chất nên dễ gây ra các bệnh tật. Dưới đây là những bệnh hay gặp ở chim vào mùa đông.

1. Chim bị ủ rủ, xù lông


Bệnh này do nhiều nguyên nhân, nhưng trong mùa đông nếu gặp trường hợp này là đa số do chim bị lạnh, bị thiếu nắng dẫn đến ủ rủ và lông bị xù

+ Cách trị chim bị xù lông vào mùa đông

Bổ sung thêm các loại vitamin C để tăng sức đề kháng cho chim. Vitamin C có nhiều trong cam, ớt cay xanh, ổi. Ngoài ra anh em nên sử dụng bóng đèn tròn khoảng 60w, treo trên nóc lông để giữ ấm cho chim và ban ngày nếu có nắng thì phơi nhiều vào.

2. Chim bị ho

Chim có hiện tượng phát ra tiếng kêu khẹc khẹc như hóc cám mặc dù nó vẫn chơi bình thường, hoặc ho kéo dài khiến chim yếu đi, xấu hơn là xù lông. 

+ Cách trị chim bị ho

Cách chữa trị trường hợp ho do thời tiết là: sử dụng 1 củ hành tím thái mỏng hoặc đập dập và cho vào túi mùng ( có lỗ hoặc túi vãi) treo túi hành lên phía bên trong nóc lồng và trùm kín áo lồng lại, có thể sử dụng dầu gió để bôi lên cầu, trùm kín áo lồng, làm như thế khoảng 3 ngày thì khỏi.

3. Chim bị ỉa chảy

Nếu lưu ý kỹ chúng ta sẽ thấy chim bị bệnh khác chim thường là phân chim có màu cùng với loại cám đang ăn + nước, khác với phân đã qua tiêu hóa + nước nhé!

+ Cách trị chim bị ỉa chảy vào mùa đông

Trước hết chúng ta lấy cóng cám ra, thay nước uống cho chim bằng nước sôi để nguội, sử dụng 1 lát dứa (trái thơm) chín vàng để làm thức ăn chính cho chim. dứa (trái thơm) là loại trái cây rất tốt cho đường tiêu hóa của chim, giống như cam vậy, nhưng dứa lại góp phần khôi mục men tiêu hóa đường ruột cho chim. Trong ngày đầu tiên theo dỏi, chim sẽ ăn thơm và đi ra toàn nước, đừng lo lắng, cứ thay miếng dứa khác cho đến ngày thứ 2 thì bắt đầu bỏ cám mới vào lồng trở lại, đảm bảo qua ngày thứ 3 quan sát sẽ thấy phân chim được tiêu hóa rỏ ràng hơn.
Đó là 3 bệnh hay gặp nhất vào mùa đông chia sẻ cùng anh em, ngoài ra còn 1 số bệnh khác anh em có thể tham khảo thêm trong blog mà mình đã đề cập

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

ép chim phải qua lồng tắm

Có những chú chim thuộc, chim nuôi non lên rất lười tắm hoặc không chịu qua lồng tắm do toàn cho chim tắm trong lồng nuôi. Hướng dẫn anh em cách ép chim phải qua lồng tắm.

1. Trước tiên là dùng phương pháp lùa chim. Anh em kè chim sát lồng tắm và dùng tay vỗ vào lồng để chim nhảy qua. Khi chim đang ở cầu dưới, chúng ta vỗ mạnh 1 cái vào lồng, chim hoảng và theo phản xạ sẽ nhảy thắng về phía trước là đã lao qua lồng tắm rồi.

2. Dùng cách lùa tay không được thì chúng ta dùng cây, dùng 1 cây nhò có thể là cây đũa ăn cơm và tiến hành chọt vào lồng để chim nhảy, vì chim rất sở cây nên dùng cây lùa sẽ nhanh qua.

3. Cũng dùng cây để lùa như trên, nhưng nó vẫn không qua thì anh em tháo hẳn 2 cầu phía trên, chỉ để lại cầu chính phái dưới. Khi đó chim chỉ đậu được ở cầu dưới và lùa qua dễ hơn.

4. Thường làm theo 3 cách trên là chim đã qua lồng tắm rồi, còn những chú chim lỳ quá thì trước khi cho chim tắm khoảng 2h, chúng ta lấy hẳn cóng nước ra cho chim khát. Sau 2h chim không được uống nước thì chúng ta bắt đầu kè vào lồng tắm, có con khát quá thấy nước sẽ nhảy qua, có con thì phải lùa qua. Ngoài ra chúng ta có thể bỏ cóng nước đó bên lồng tắm, chim thấy cóng nước quen thuộc thì sẽ nhảy qua uống.

5. Cũng như trên lấy nước ra trước 2h đồng thời kết hợp phơi nắng 2h. Chim nóng, khát gặp nước sẽ nhảy qua tắm và uống ngay.

Những chú chim này mình phải kiên trì tập luyện chứ ngày 1, ngày 2 sẽ rất khó. Nếu không qua nữa thì cứ bắt bỏ qua, làm vài lần chim sẽ biết thôi. Chim đã qua lồng tắm rồi thì phải tập cho chim tắm nữa. Tham khảo : Tắm cho chào mào thành công 100%


Để cho chim nhanh tắm thành công 100%

Chào anh em xen hướng dẫn anh em cách cho chim chào mào tắm thành công 100% đối với cả chim bổi và chim thuộc không chịu tắm. Cách này áp dụng cho tất cả các loại chim chứ không riêng gì chào mào.

1. Kiếm 1 con chim thuộc đã tắm táp ok cho vào tắm, đồng thời để chim bổi, chim không chịu tắm đứng nhìn để học hỏi. Sau khi nhìn xong thì bỏ chim bổi vào sẽ tắm thôi.
2. Nếu chim chưa chim tắm thì chúng ta bắt đầu dùng bình xịt nước, chỉnh xịt hơi nước thôi. Sau đó xịt nhé lên lông chim, chim ngứa ngày, rỉa lông và sẽ nhảy xuống tắm.

3. Chim vẫn chưa chịu tắm thì anh em lại kết hợp 2 cách trên là cho nhìn con khác tắm và xịt nước. Nhưng trước đó nên phơi nắng cho chim khoảng 2h, chim nóng quá sẽ nhảy xuống nước tắm.

4. Với 3 cách trên thì hầu như chào mào bổi hay thuộc cũng đã tắm, nhưng tùy con mà nhanh hay chậm. Nếu chim không chịu tắm thì anh em cứ làm y chang vậy vài ngày sẽ tắm thôi.

Đối với những chú chim thuộc thì cần phải xem trước đó nó đã tắm không, tắm trong lồng nào, khay nước thế nào từ đó làm y chang vậy. Nhiều con thuộc thấy lồng lạ sẽ không chịu tắm đâu.

Lưu ý : Đối với chim bổi, khi tắm anh em phải để nơi yên tĩnh, đừng có đứng gần, hay để nơi có người, chó, gà qua lại làm chim sợ mà không dám xuống tắm. Đó là cách để cho chim nhanh tắm thành công 100%. Chúc thành công

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Những loại chào mào ngoài rừng

Khi bắt chim chào mào ngoài rừng có các loại như : chim con, má trắng, má lỡ, chim bổi...
Nên chơi chim già rừng hay chim non? Đây là câu hỏi nhiều người mới chơi chim hay để ý. Nếu những người mới chơi chim thì có lẽ thích chơi chim non hơn vì chim nhanh dạn,còn những người chơi chim lâu năm thì lại chọn chim bổi già vì chim chơi đẹp, xổ bọng hay. Mỗi loại có ưu và nhược điểm khác nhau.

Chúng ta cần biết nuôi chim chào mào để làm gì : nghe hót, thi thố, làm cảnh... Từ đó sẽ biết nên chọn chim gì. Giải thích những loại chào mào ngoài rừng.


Chim con : Những chú chim này đang được mẹ đút, chúng ta bắt về thì phải thay mẹ nó đút cho nó ăn. Chim này được cái nuôi dạn người, có thể thả bay và tự vào lồng. Nhược điểm là hót hét giở, dễ xảy ra nhiều tật nếu không biết cách nuôi -> chim này nuôi dạn cho vui thôi.

Chim má trắng : Chim đã biết bay, và tự kiếm ăn. Nuôi chim này không phải đút cho nó ăn. Nhưng phải có chim hay để tập cho nó hót, nếu không thì cũng không chịu hót. Chim này cũng dễ phát sinh ra nhiều tật. Đặc điểm nữa là thích thì chơi điên loạn nhìn rất đẹp, không thích thì đứng im. Nếu thích chơi chim giọng thì kiếm em này về tập giọng.

Chào mào má lở : Già hơn má trắng 1 tí, nó đã có 1 ít tách đỏ và đã biết hót 1 phần. Nuôi chim này cũng nhanh dạn hơn bổi. Và đi cội thì cũng hơn má trắng 1 tí vì ở ngoài rừng lâu hơn được vài tháng.

Chào mào bổi : Đây là từ nói chung của chào mào, tức là chim đã có lông lá đầy đủ. Chào mào bổi có loại mới 1 mùa rừng, có loại 3 - 4 mùa rừng. Ở đây mình nói chim 1 mùa, tức là từ má lở rồi ra lông lá đầy đủ thành chim bổi. Chim này tương đối khó thuần. Hót hét nghe rất thích, và chơi cội cũng ngon, nhưng phải có kiên nhẫn vì loại này phải nuôi ít nhất 1 mùa mới chơi nếu nuôi giỏi.

Chào mào bổi già : Đây là chiến binh chơi cội thực sự, chim sống ngoài rừng trên 2 năm. Phải đấu tranh sinh tồn, giành lãnh thổ nên chơi cội thì tuyệt vời. Nhưng loại này thuộc loại khó thuần nhất, nuôi giỏi cũng phải 2 mùa mới chơi

Đó là các loại chim ngoài rừng, chúc anh em vui vẻ.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Phương pháp luyện chào mào bổi thành mồi


Sau khi đã có chú chim thuần chơi tốt, các bạn đã có thể thỏa chí cùng anh chị em tham gia cafe, cội chim để dợt dãi, chiêm nghiệm, thưởng thức. Nhưng cái đỉnh của Thú chơi đâu đã hết! Cái đỉnh thú vị nhất của nghề chơi là được cùng Chú chim của mình ngao du Sơn Thủy chinh phục chim trời. Đó là cái thú chơi Mồi Lồng. 

Công việc đầu tiên khi ta muốn huấn luyện cho một chú chào mào bổi thành mồi là lựa chọn được những chú chào mào có nhiều triển vọng. Tiêu chuẩn để chọn một chú có tương lai sẽ trở thành một chú mồi tốt theo kinh nghiệm của những người đi trước thì hình thức không phải là yếu tố chủ đạo trong mục tiêu chọn lựa, mà điều cốt yếu là chú chim phải mau mỏ ( hót nhiều để sau này khi ra rừng chú ta sẽ hót cả ngày để dụ bổi ) nhanh nhẹn và "đầu gấu" - tức là những chú chim bổi khi kê gần chim mồi nhà cũng không sợ mà vẫn bu lồng đòi chiến, những chú chim như thế khi ra rừng sẽ không sợ một chú chim nào, kể cả những chú chim trận già rừng. 

Khi chọn được những chú như thế thì hình thức của chúng mới được xem đến, lúc này nếu được những chú cao to, dài đòn hình dáng oai vệ mũ cao má đỏ to thì không còn gì bằng. Theo như em biết thì khi muốn huấn luyện mồi thì người ta không nuôi từ chim non lên vì như thế rất mất thời gian (để thành mồi với một chú chim non thì công đoạn chăm sóc và huấn luyện phải gấp 2 đến 3 lần so với chim bổi có 2-3 mùa rừng) trong khi đó khi thành mồi chú chim này cũng khó có thể hay và chơi bền như chim già rừng huấn luyện lên. 

Sau công việc chọn lựa là công việc thuần hóa và nuôi dưỡng, với chế độ ép thuần hợp lý không làm chim bị hoảng mà bể chim, để chim chỗ đông người và bỏ áo lồng từ từ , tránh chim nhảy nhiều mà có khả năng chim mất móng mà phí chú chim hay. 

Thời gian này chế độ dinh dưỡng tốt + mồi tươi + hoa quả năng cao thể lực và thể trạng cho chim và cho chim tắm táp thường xuyên giúp chim đẹp mướt lông lá, tránh bọ mạt. Chẳng những sức khỏe tốt mà qua đó chim cũng nhanh dạn người hơn.Trong quá trình này ta nên chăm treo chim nhiều chỗ khác nhau trong nhà nhằm cho chim quen với những chỗ treo lạ và sự di chuyển, khoảng được 7-8 tháng ta có thể cho chim đi dợt cho chim học hỏi chim khác và tạo sự tự tin, bản lĩnh khi gặp chim khác . 


Sau 1 mùa lồng chú chim của ta lúc này đã thuần hơn , khi ta đến gần cũng không còn nhảy lung tung nữa và cũng đã ra giọng nhiều thì ta bắt đầu công đoạn huấn luyện của mình, đây là giai đoạn cần đầu tư thời gian nhiều nhất,lúc này nếu có thể liên hệ với anh em mượn được chim mồi hay thì vô cùng quý, nếu không có thì phải chịu khó rủ anh em có chim mồi hay đi bẫy để qua đó mà mang chú chim của mình đi học việc, khi mang chim đi bẫy thì những lần đầu tiên ta phải bao phủ thật kín lồng bẫy( cái này để tránh cho chim rừng thấy chim mồi học việc của ta mà bay vào đấu , chú chim của ta tuy đã chọn kĩ là một chú khá gấu nhưng chưa thật quen trong lồng nên khi gặp phải chim trận già rừng vào đấu rất dễ bị bể.) lụp bẫy chỉ để hở một chút nhỏ đủ để cho chim học việc thấy được chim mồi già đấu và dụ chim rừng , sau một thời gian ta có thể để chim học việc cách xa chim mồi già và đấu với chim rừng......... khi chim học việc dụ và bẫy được chú chim rừng đầu tiên lúc này các bác phải để ý nếu chú chim đó là chim má trắng hoặc là chú chim khá nhát ( cái này qua cách đấu của chú chim rừng mà các bác phán đoán được chú này dữ hoặc nhát ) thì các bác cứ để chú chim rừng nằm trong lục bẫy để chú chim học việc củng cố thêm độ tự tin...... 
Nếu những lần bẫy đầu tiên mà gặp phải chú chim già rừng dữ thì nên hạ chim học việc xuống để hôm khác sẽ bẫy nơi khác ...... cứ như thế sau khoảng 3 năm chúng ta sẽ có một chú mồi khá tốt mà ta rất hiểu về chú.

Bổ Sung thêm trong công tác huấn luyện chào mào mồi , khi đi bẫy xa để tiện lợi cho việc treo lụp bẫy ở những chỗ lý tưởng hơn ngoài việc sử dụng tay để treo , anh em còn sử dụng dây cước để quăng treo lụp bẫy lên thật cao , những cách này đều không có gì để phải bận tâm . 

Việc sử dụng sào treo , đặc biệt là sào rút thì tiện lợi hơn cả , tuy nhiên khi sử dụng loại sào này ta phải có bước chuẩn bị và huấn luyện song song với việc huấn luyện từ bổi thành mồi , mục dích để chú mồi sau này chinh chiến xa trường thật sự quen với sào . 

Có những chú mồi chiến , chinh chiến mấy năm trời không ngại gian khổ , vất vả nhưng do chưa từng sử dụng loại sào này khi đi bẫy , không quen với sào khi chúng ta sử dụng sẽ khiến chào mào mồi hoảng sợ nhẩy tung mặt trong lồng bẫy ( đặc biệt xẩy ra khi anh em sử dụng bằng lồng bẫy inox , chú chào mào khi thấy sào móc vào lồng những tưởng bị xua đánh hoảng sợ nhẩy tung lồng + những chấn thương như vỡ mặt do lồng bẫy gây ra sẽ khiến chào mào hoảng trở lại và đâm ra sợ lồng bẫy , sau này rất khó cho chú ta sang lồng bẫy trở lại và cho dù có cố cho sang thì chú chào mào của ta không còn đủ độ tự tin khi ở trong lồng bẫy nữa, cách huấn luyện cũng khá đơn giản , khi bắt đầu thuần chim các bác phải thửa luôn cái sào , trong quá trình thuần các bác cứ dể cái sào gần lồng cho chim quen với sào , thỉnh thoảng các bác qua lại lấy sào khua khua tạo động và cũng tạo cho chào mào quen với hình ảnh mình cầm sào mà không gây nguy hiểm gì cho chú ta , cầm sào khua khua suốt thì cũng ngại phải không ạ .... có cách đây ... để cho chào mào quen với sự chuyển động của sào các bác buộc sợi dây thun ( loại co giãn nhiều ) buộc một đầu vào sào , một đầu buộc lên dây treo sát cạch lồng , sau đó ta kéo xuống cho giãn day thun và thả ra ... sào sẽ nẩy tưng tưng và thời gian sào chuyển động cũng khá lâu khiến cho ta đỡ mệt hơn , tuy nhiên điều này cũng không thể có hiệu quả bằng khi ta rỗi ngồi chơi với chào mào và chăm sóc nó lúc nào cũng có cái sào ở bên và thỉnh thoảng ta khua khua sát lồng và sử dụng hàng ngày để treo lồng (ngay cả khi ta có thể với tay treo lồng thì ta cũng nên sử dụng sào treo cho chim quen ) .. khi chào mào thuần thì việc đi bẫy với sào rút không còn là vấn đề lo ngại nữa !!!!!!!!!!!!!!!!!!!


Đó là vấn đề Mồi Trống ! Và đây giờ Em Chào Mào mái cũng có chỗ đứng của mình Việc đầu tiên có thể khẳng định là những lão làng chơi chào mào , đặc biệt là ưa chơi mồi để đi đánh vẫn có những bác , những Ông có ghém lại cho mình một em Mồi Mái ! Thứ nhất là để chơi cho biết mái , sau để thúc những chú chim trống căng hơn và chơi hết bài bản của hắn hơn ... và cuối cùng sau khi đưa ra rừng thử nghiệm... các Bác , các Ông đã thấy được sự cần thiết của của một Em Mái khi ra rừng ...hi..hi..và từ đó mà huấn luyện thành MỒI . 

Việc trước tiên là lựa được em Mái có hình dáng thật đẹp nhất có thể , Giọng chuông trong trẻo và vang ... và cần nhất cũng như Mồi Trống là khả năng mau mồm mau miệng. Việc luyện thành mồi mái thì cũng đơn giản hơn Mồi trống khá nhiều , bởi Trống phải rèn luyện và chú trọng để ý hơn đến nước Gọi, đấu và Dụ . 

Nếu Mất 1 trong 2 nước là Gọi _DỤ thì nên sa thải để tìm em khác huấn luyện nên , vì có luyện một em như thế lên Mồi thì là Một chú Mồi không hay , kém nước ...do đó chắc chắn là không thể sát bổi rồi và khó có thể thu phục được bổi hay . Mái đơn giản hơn bởi chỉ cần nước Gọi , mau mỏ và chất giọng chuẩn là Ok . Các bước cũng phải tương tự như ép thuần , mang đi nhiều nơi để dợt cho quen không lạ nơi , lạ chỗ khác , lạ Chim Trống khác . 

Quá trình dợt thỉnh thoảng kê sáp Lồng các chú chim Trống khác nhau để xem thái độ em nó , cũng như xem Nước DỤ ( cái này gọi là ve vãn đó ). Nếu kê sáp lồng thấy đa phần chim Trống sáp gần Múa là Ok rồi ! Không phải Chim mồi mái chỉ có thể đánh được những chú trống tơ , chim trống không hay và chim Mái . Vì mình đã được tận mắt xem đánh 2 lần trong 1 ngày ! 1lần chỉ có Chim Mồi nhà( mồi trống ) đấu với Chim Trận trời từ sáng sớm mãi đến trưa mà chim trời không Đá , sau đó chim trời bay mất và đến khoảng gần 14h nó lại về đấu mà không đá . Sau đó Ông chạy về nhà lấy chim Mái ra móc gần Chim mồi nhà thì nó sập lồng chim mái vào lúc đó khoảng gần 5h. Chú chim đó giờ đang là mồi Cứng khá hay của Ông .(Hi..hi... biết tính Cụ rồi nên không Gạ gẫm bao giờ ).

Theo Ông kể lại thì thông thường Chim Trời sẽ đá Mồi Trống để đuổi dành lấy chim mái nhưng trong trường hợp này nó quá khôn và đã thuộc mặt Mòi Trống nhà nên không đá trống mà quay sang áp Mái . Tuy nhiên cũng có cái Thời Điểm mới có thể sửa dụng Mồi Mái để có được Bổi Hay hoặc thậm chí chim Trận già . Đó là cái thời điểm Chim vẫn còn đi đàn và sắp đến thời gian chim tìm thấy bạn tình để tách đôi . Thời điểm này kết hợp Mồi Trống và Mồi Mái đánh rất Trúng . Ngoài thời điểm này rất khó dùng mồi mái đánh được Chim trống trời . Họa hoằn lắm mới đánh được chim Mái trời á chớ. Cũng chính vì lý do như vậy mà Mồi Mái rất ít được giới chơi chim lưu ý! Bởi thời điểm đánh ngắn và phải tinh tế lắm mới nhận ra , không thì phải mất thời gian đi liên tục vào thời điểm này . Mặc Dù khi ra Trận có cả mồi Trống và Mồi Mái xem Chim Trời đấu rất đã con mắt.


Giờ nói đến cái tật đầu tiên của Chào mào khi bắt về thuần dưỡng ! Đó là cái Tật ngoái lộn nếu như chúng ta thuần không đúng cách ! Cái tật khi đã hình thành thì rất khó chữa và gây khó chịu khá nhiều cho người nuôi đồng thời làm giảm giá trị chú chim thấy rõ ! 

Những nghệ nhân chơi chim , nếu không phải là một chú chim có Chất Giong và phong cách chơi quá xuất sắc thì những chú có tật ngoái lộn sẽ không có cơ hội hiện hữu trong nhà , ngoài sân. Chim khi mới bẫy về thường rất nhát và cũng như bao loài chim khác ! lúc này chúng rất dễ sinh tật khi làm quen với môi trường nuôi nhốt ! Chim thường nhát nên hay có biểu hiện ngó nghiêng tìm đường lẩn trốn ! Chúng nhẩy cao bám vào vanh Lồng đoạn cong giáp Đỉnh ! lúc này chim thường xoay cổ tìm các hướng để trốn chạy do phần cổ , đầu rúc sát phần nan này và bị ép phải quay ngược lại hoặc sang hai bên . 

Ngày qua ngày sẽ sinh tật ngoái cổ rất khó chữa ! Tật Lộn thì xác xuất có ít hơn chút so với tật ngoái ! Thông thường những bạn mới chơi khi bắt chim về thường được nhận những lời khuyên nhốt thuần chim trong Lồng nhỏ , chào mào sẽ nhanh thuần hơn ! tuy nhiên lúc này chim nhát , được nuôi trong lồng nhỏ khiến phạm vi nhẩy hoảng của chúng bó gọn lại ! Chim dể nhẩy bám ngược nóc Lồng và lộn ngược xuống cầu ! lâu ngày trở thành tật Lộn cầu của chim ! 

Những Tật này ta có thể khắc phục tốt trong 1 năm đầu tiên trong lồng của chim ! Chim mới bẫy về nên có khoảng thời gian nuôi thuần ít nhất 3-4 tháng trong Lồng trung bình có đường kính 32 chào mào và cao 60 chào mào ! Trùm kín áo lồng trong giai đoạn đầu để chim quen với khung cảnh và môi trường sống mới khoảng 3-4 tháng ! Sau đó áo Lồng sẽ được vén theo chiều từ dưới lên 1/4 khoảng 1 tháng , 1/3 khoảng 1 tháng nữa , 1/2 khoảng 1 tháng tiếp theo và 3/4 áo lồng đến khi chim tương đối thuần và đứng lồng ! 

Như vậy sẽ hạn chế rất nhiều khả năng sinh tật của chim ! Quan trọng nhất là việc thuần dưỡng phải kiên nhẫn , từ từ và nhẹ nhàng ! Chúng ta sẽ hạn chế tối đa được khả năng phát sinh tật này!
Chúc anh em thành công

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Cách sấy cám bằng hơi lạnh

Chào anh em ! Trước đây có hướng dẫn anh em cách tự làm cám cho chào mào ăn, và có rất nhiều cách để sấy khô cám như hấp cách thủy, cho lên chảo để sấy, phơi nắng, cho vào lò vi ba hay chuyên nghiệp thì người ta dùng máy sấy. Nếu không có điều kiện thì anh em sấy cám bằng cách cho vào tủ lạnh.
Giải thích sơ qua về cách sấy khô bằng hơi lạnh : Tủ lạnh có chức năng cân bằng độ ẩm, trong cám có nước nó sẽ tự động hút ra, làm cám khô. Nếu cám đã khô mà vẫn tiếp tục để, thì hơi ẩm từ thực phẩm khác và nước uống sẽ bị hút ngược vào cám. Cho nên khi sờ vào thấy cám khô thì anh em mang cám ra.
Thực hiện sấy khô cám bằng hơi lạnh :
  • Cám sau khi đã được sơ chế, tạo hạt hay xay nhuyễn chúng ta cho vào khay nhôm và trải 1 lớp đều lên khay cho cám nhanh khô.
  • Lấy hết thức ăn, nước uống ra ngoài và chỉnh ngăn mát ở mức trung bình.
  • Cho khay cám vào, nếu làm nhiều thì ta bỏ nhiều khay và cách nhau khoảng 10 cm để hơi nước thoát ra.
  • Khoảng 1 ngày là cám khô, khi  cho tay vào mà cám không dính tay nữa là cám đã khô đạt yêu cầu, trường hợp chưa khô ta để thêm vài ngày cho khố hẳn.
  • Sau khi cám khô anh em mang ra ngoài phơi nắng khoảng 3h nữa rồi cho vào hũ kèm theo 2 túi hút ẩm bánh trung thu và dùng dần.
Sấy cám bằng hơi lạnh

Ưu điểm:
– Tiện lợi, nhanh, hợp vệ sinh .
– Tránh kiến dán, tránh bụi bẩn, nấm mốc.
– Tiết kiệm không gian cho các loại nhà phố, nhà diện tích nhỏ, tạo không gian thoải mái cho sinh hoạt gia đình.
– Thời gian cám khô nhanh chóng tránh hiện tượng ra dầu nhiều làm mốc cám
Yêu cầu kỹ thuật:
– Tủ lạnh có dung tích lớn, có ngăn mát, và có khả năng kháng mùi cao.
– Về cám phải được đảo trộn sơ chế trước đó.
Hiện nay trên thị trường hiện nay đã xuất một số loại thực phẩm khô sấy khá quen thuộc với người tiêu dùng như Mực Một Nắng, Cá Khô các loại đã được phơi sấy rất vệ sinh theo quy trình khép kín bằng hơi lạnh của nhà máy đang được người tiêu dùng rất ủng hộ. Nếu anh em để ý bỏ cá khô, mực, chà bông vào tủ lạnh 1 thời gian khi lấy ra sẽ thấy nó khô cứng. Chúc anh em thành công !

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Làm gì khi bộ lông hậu môn chào mào quá nhạt

Chim chào mào từ 3 mùa lông trở lên nếu chăm sóc không đúng cách thì bộ lông đỏ ở hậu môn nhạt dần, có màu hồng chứ không đỏ như ngoài thiên nhiên. Vậy chúng ta cần làm gì khi bộ lông hậu môn chào mào quá nhạt. Khi chim đang thay lông chúng ta cần làm các điều sau :

+ Cách 1 : Dùng trái cây giúp tạo sắc tố đỏ

Trong lúc chim đang thay lông anh em cho ăn các loại trái cây luân phiên sau : cà chua, đu đủ, dư hấu, gấc, bình bát dây, dâu tây, cà rốt hấp chín... Các loại trái cây này bổ sung vitamin giúp chim khỏe mạnh, bộ lông óng mượt, giúp chim thay lông nhanh mà không ảnh hưởng đến chú chim.

Với các loại trái cây trên thì anh em nên cho chim ăn nhiều quả gấc và cà rốt. Quả gấc giúp chim có bộ lông đỏ nhất, tiếp theo là cà rốt hấp.

+ Cách 2 : Dùng thuốc

Như đã nói trên quả gấc chứa rất nhiều sắc tố tạo đỏ lông đít và tách cho chim, vì thế trong lúc chim thay lông anh em nên dùng 1 viên dầu gấc, hòa với mật ong và nước. Cho vào 1 cóng riêng cho chim uống. Qua ngày thì nên làm cái khác. Bảo đảm đít còn đỏ hơn ở ngoài thiên nhiên

+ Cách 3 : Sử dụng các loại cám dưỡng chất lượng

Các loại cám chất lượng tốt trên thị trường dành cho chim thay lông : Công Minh, Nam Đà Năng, Vũ Sơn... bổ sung nhiều chất để tạo sắc tố đỏ ở hậu môn và tách rất tốt.

 Anh em nên đồng thời kết hợp 3 cách trên trong lúc chim đang thay lông, đảm bảo hơn cả mong đợi. Đó là cách chăm sóc bộ lông đít chào mào đỏ như ngoài thiên nhiên. Chúc thành công.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Cám dưỡng và thi đấu hướng dẫn cách dùng hiệu quả

Giải thích sơ qua : Cám dưỡng dùng để chăm lông cho chim, hoặc để ăn lâu dài. Cám đấu giúp chim căng lửa nhanh chơi bền

1. Cám dưỡng là gì
Cám dưỡng được làm từ các ngũ cốc, trứng gà, gạo, trái cây... Nhưng có hàm lượng các chất nóng ít hơn. Cám cung cấp đầy đủ chất nhất nhưng lại mát mẽ.

Làm cám cho chim
2. Cám đấu là gì
Cũng như các thành phần và được chế biến cùng cốt với cám dưỡng nhưng hàm lượng được tăng thêm như : ớt, tôm, đạm...Những thành phần này nóng hơn giúp cho chú chim căng lửa nhanh và chơi dữ dằn hơn.

3. Cách dùng cám dưỡng 
Khi thấy chú chim có dấu hiệu rụng lông thì chúng ta sẽ chuyển từ cám đấu xuống cám dưỡng. Vì thành phần nóng trong cám dưỡng ít nên sẽ giúp chim ở trạng thái mát mẽ, từ đó chim sẽ rụng lông nhanh, lông mới ra nhanh và đẹp hơn. Đồng thời lúc này cũng cần bổ sung các loại trái cây mát : Mướp khía, cà chua, cam, đu đủ để chim thay lông nhanh.
4. Cách dùng cám đấu, cám căng lửa
Khi chú chim đã thay lông hoàn thiện khoảng 70% trở lên thì chúng ta sẽ chuyển từ cám dưỡng qua cám đấu để cho chim căng lửa.

Nếu anh em đang xài 1 loại cám thì không sao cứ đổi thoải mái mà không sợ chim rụng lông hoặc dừng thay lông. VD đang xài cám dưỡng Bi 09 sau khi chim thay lông hoàn thiện trên 70% thì chuyển qua cám đấu cũng của Bi 09 thì không sao.

Còn nếu đang xài cám dưỡng Bi 09 mà chuyển qua cám đấu Vũ Sơn thì anh em cần pha tỉ lệ tăng dần. Đầu tiên 30% cám đấu trộn chung với 70% cám dưỡng đang ăn. Sau đó 50 - 50, tiếp tục 70 cám đấu 30 cám dưỡng. Cuối cùng là chuyển hẳn qua cám dưỡng.
Cứ làm vòng tròn như vậy khi chim có dấu hiệu rớt lông thì chuyển cám dưỡng, thay lông gần xong thì dùng cám đấu.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Chào mào bạch tạng chơi đẹp nhất

Chim chào mào bạch tạng cực đẹp, và chơi thì không thua gì chim bình thường, chú chào mào bạch tạng này có giá 500 triệu

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Tổng hợp file mp3 chim sâu đầu đỏ, huýt cô, ốc mít

Tặng anh em bộ file mp3 chim sâu các loại : Bao gồm chim sâu đầu đỏ, sâu đầu xanh, huýt cô và ốc mít. Bộ file này nghe rõ, ít tạp âm..Anh em có thể mở lên để chim nhà hót hoặc có thể cho vào máy mp3 để bẫy bằng keo hoặc lụp


  1. Mp3 ốc mít hót : Tải về
  2. mp3 ốc mít mái : Tải về
  3. Sâu đầu đỏ hót mp3 : Tải về
  4. Sâu đầu đỏ mái hót kích trống : Tải về
  5. Huýt cô hót file mp3 : Tải về
  6. Sâu đầu xanh trống : Tải về
Chúc anh em vui vẻ, cần file gì để lại bình luận cuối bài nhé

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Cách nuôi chim Huýt Cô tổng hợp

Hướng dẫn anh em cách nuôi chim Huýt Cô tổng hơp. Chim huýt cô hay còn gọi là vàng nghệ.

1. Nhận biết Huýt Cô trống mái

Khi ta bắt được ổ chim thì con trống thường đầu to, mình to, nhỏ hơn là con mái. Nếu chim mua ở tiệm thì anh em cần xác định chim trống bằng cách nhìn đuôi có cọng lông đen 1 bên đen 1 bên xanh là trống, lông ức vàng cánh đen sậm.

2. Nuôi Huýt Cô con và chuyền

+ Nuôi Huýt Cô non

Khi bắt về thì ta cho ăn cám trứng kết hợp với 5 - 7 con sâu quy hoặc cào cào non, cứ khoảng 30 phút đút cho chim ăn 1 lần. Nhớ bổ sung nước kẻo chim chết khát

Chim con nuôi rất dễ chết nên phải đút thường xuyên, mỗi lần 1 ít , phân chim màu vàng sậm + vệt trắng là ok ! còn màu đen và đỏ thi xem lại thức ăn nhé !

Sau khoảng 2 tháng chăm sóc chim non đã tự biết mổ nhưng ta vẫn đút dế và cào cào non để cho chim dạn người và giữ được màu lông khi lớn lên.
+ Nuôi Huýt Cô chuyền

Chim bổi nên lựa chim thon + dài đòn, mắt sâu và hung dữ. Khi nuôi nên trùm áo lồng và bỏ 1 bên cám sâu để tập chim ăn cám. Hé áo lồng từ từ và để chổ yên tĩnh, tránh di chuyển lồng. Để vào cám cho huýt cô anh em cần cho chim ăn sâu khoảng 1 tuần rồi ta trộn chung cám với sâu cho quen cám, và giảm tỉ lệ sâu đồng thời tăng cám là chim sẽ ăn được cám

3. Luyện thành mồi

Chim nuôi muốn thành mồi thì phải nhốt trong lụp từ nhỏ và treo góc sân vườn cho chim quen lụp. Khi thấy chim chịu hót thì cho ra rừng. Nên nhớ mới đầu chỉ gác 2 kèo thôi, thấy chim rừng dữ thì thu lụp liền chứ không là bể chim.
Nếu có điều kiện nên có 1 con mái mồi để thúc con trống sung. Chim mồi khi thay lông muốn giữ màu lông thì nên cho ăn cào cào + dế + trứng kiến + lòng đỏ trứng gà. Điều quan trọng là phải tắm nắng hàng ngày cho chim .

Khi chim bắt đầu căng lửa thì chúng ta bắt đầu mang ra rừng dợt, chú ý nếu thấy chim noài dữ quá thì nên lấy lụp xuống kẻo hư mồi. Khi được dợt 1 thời gian thấy mồi chịu chơi với bổi trời thì có thể mang đi bẫy được rồi đó

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Tập Huýt Cô ăn cám đơn giản và nhanh

Xin hướng dẫn anh em mới chơi chim huýt cô cách cho chim ăn cám nhanh và hiệu quả

Chim bổi mới mua về hay bẫy về cho vào lồng đã bố trí sẵn 1 cóng nước và 2 cóng sâu rồi trùm áo lồng, treo nơi yên tĩnh để chim ăn

Cứ treo ở 1 chỗ và sau 2 ngày mở 1/4 áo lồng, ngày thứ 3 mở 1/2 áo lồng. Tuy theo chú chim nhanh thuần mà mở nhanh hay chậm.

Khoảng 1 tuần chim đã ăn sâu tốt và tương đối quen với môi trường mới thì ta bắt đầu tập ăn cám. Có thể tự làm cám hoặc mua cám trứng Ba Vi tập cho chim ăn. Cho 1/2 cóng sâu trộn đều 1/2 cóng cám, khi chim ăn cám sâu sẽ dính cám và quen dần với cám, khoảng vài ngày thấy chim đã ăn cám thì ta bớt sâu và thêm cám vào đến khi chim ăn cám thuần thục rồi thì khỏi trộn

Đó là cách vào cám cho Huýt Cô giúp chim khỏe mạnh, không chết. Và cũng tùy theo con mà ăn cám nhanh hay chậm, có con 2 ngày đã ăn cám. nhưng mình làm vậy cho chắc ăn khỏi sở chim chết.

Chọn sâu đầu đỏ hung dữ thế nào?

1 chú chim sâu đầu đỏ hung dữ cần phải dựa vào các yếu tố về hình dạng bên ngoài như : mắt, mỏ, đầu, tướng, nết chơi....

* Nhìn qua hình dáng chú chim

+ Đầu : To, đầu xà, mặt mày sát thủ, mép sâu, mắt hơi méo, cặp mắt dữ (mắt hạt dưa)
+ Thân : lông mỏng, tướng cân đối ngực to.
+ Đuôi : đuôi bản càng bự càng tốt.
+ Cán : Cán bự càng tốt

* Chọn sâu đầu đỏ qua nết chơi

Cho chim đấu thử với con khác và chú ý quan sát xem chim đấu bao lâu, chim chơi dữ hay hiền, mạnh mẽ hay không, nếu thấy chim chơi dữ thì có thể chọn làm mồi. Khi kè đấu thử anh em chú ý nếu thấy dấu hiệu chim hoảng là đưa ra ngay. Nếu chim đã căng lửa, còn khi mua ngoài tiệm về phải nuôi vài tháng mới thử được.

Ngoài ra nếu bạn tận mắt xem bẫy thì có thể quyết định được chú chim đó có tiến triển hay thành mồi không

Cách cho chim sâu đầu xanh và đầu đỏ ăn cám

Hướng dẫn anh em cách cho chim sâu đầu xanh và đầu đỏ ăn cám khi mới bẫy về

  1. Nhốt chim vào lồng đã bố trí 1 cóng sâu và nước, trùm áo lồng treo nơi yên tĩnh cho chim nghỉ ngơi.
  2. Sau khoảng 3 tiếng mở áo lồng xem chim có ăn sâu không -> Nếu ăn chim sẽ sống và thêm sâu vào cho chim.
  3. Qua 2 ngày vẫn treo chim ở vị trí cũ nhưng vén áo lồng lên 1/3.
  4. Ngày tiếp theo mở 1/2 áo lồng
  5. Ngày kế tiếp vén 3/4 áo lồng. Khi chim đã bình tĩnh và đã ăn sâu. Thì chúng ta trộn 1/2 cóng sâu và 1/2 cóng cám để tập chim ăn cám.
  6. Sau vài ngày thấy phân chim có màu vàng ( đã ăn cám) thì chúng ta chỉ bỏ cám cho chim ăn, nhưng cũng phải bổ sung thêm sâu cho chim ăn.
  7. Khoảng 1 tuần anh em lấy hẳn áo lồng ra. Và lúc này chim đã ăn cám tốt rồi đó.
Bây giờ chỉ cần chăm sóc, thuần chim sâu và chờ nghe em nó hót thôi.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Tổng hợp tật của chào mào và cách trị



Chào anh em!

Chim chào mào nuôi lên nếu không đúng cách sẽ sinh ra rất nhiều tật : lộn mèo, bu lồng, tắm cóng, ngủ treo mình, không chịu qua lồng tắm, hót giọng mái... có tật trị được, có tật trị hoài không hết. Biết được các tật của chào mào để trị sớm sẽ giúp chú chim hoàn thiện và giá trị hơn. Cách trị các tật của chào mào.

1. Hót giọng chim mái

Chim hót giọng người, hay gọi là giọng chim mái gồm 2 nguyên nhân là do mình hay huýt sáo, hoặc chim nghe giọng mái của các con chim khác mà học theo. Trường hợp này gặp rất nhiều ở chim con, do đó nuôi chim anh em cần hạn chế huýt sáo hay treo gần những chú chim hót giọng mái.

2. Không chịu qua lồng tắm

Nguyên nhân là do chủ chim không tập cho chim qua lồng để tắm, mà cứ cho khay nước vào lồng cho chim tắm, sau 1 thời gian dài có thể là 1 năm hay 2 năm chim sẽ quen tắm trong lồng mà không chịu qua lồng khác. Điều này anh em cần chú ý, phải cho chim qua lồng chứ đừng để tắm trong lồng.

Để cho chào mào qua lồng tắm anh em kè sát lồng rồi dùng 2 tay vỗ nhẹ 2 bên lồng cho chim nhảy qua, nếu không qua anh em lấy hết cóng nước, thức ăn ra để chim nhịn đói khoảng 1h rồi bỏ miếng chuối hay cóng thức ăn bên lồng tắm. Chim đói sẽ nhảy qua ăn, ngoài ra anh em co thể tham khảo bài này : Cách cho chào mào qua lồng tắm .

3. Tật lộn mèo ở chào mào

Chim bị lộn mèo thường do nhìn con chim khác mà học theo hoặc trong quá trình nuôi cứ có người qua lại, chim hoảng quá mà lộn( trường hợp này còn gặp nhiều khi nuôi chim trong lồng sắt loại giống lồng tre 68), dần thành cái tật. Cũng có nhiều con bình thường không sao, nhưng khi đi dợt khoảng 1h là bắt đầu cái tật lộn mèo. Để hạn chế thì lúc chim mới bắt về anh em bố trí phía trong nóc lồng 1 miếng giấy dày, giấy bóng hay đĩa DVD để chim khỏi lộn và không nên cho nó nhìn những con chim lộn mà học theo.


Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Giải thích tiếng gáy của chim cu

Chơi chim cu gáy ngoài việc chọn qua hình dáng bên ngoài như cườm dày, mỏ giang, đầ xanh, phao xam, thân hình bắp bi...Thì các lão làng có chú ý đến 3 kiểu gáy của chim cu : Gáy trận, gáy gọi, và gù. Ngoài chọn kiểu gáy người ta còn chú ý đến âm sắc, gáy tiết tấu, gáy đảo liên hồi...

1.Gáy gọi
Đây là tiếng gáy bình thường của chú chim, gáy vào sáng sớm, buổi trưa hay chiều. Chim cu trống và mái đều gáy được kiểu này, giọng này anh em thường gọi là bổ, chim gáy theo 5 giọng như :
  • Liều trơn ( giọng trơn ): cúc cu cu . Mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn.
  • Liều bổ một ( giọng một ): cúc cu cu... cu . Có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn
  • Liều bổ hai ( giọng hai ): cúc cu cu... cu cu . Có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn 2 giọng trên
  • Liều bổ ba (giọng ba ) cúc cu cu... cu cu cu . Có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm.Có người gọi nó là con chim mồi “kim bất hoán”, ngụ ý nói đem vài ba chỉ vàng đổi nó, chủ nhân cũng không muốn đổi.
  • Giọng cà lăm : Ý nói chú chim lúc gáy giọng này lúc giọng khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả…chỉ có đem thịt mà nhậu thôi.
Ngoài ra còn có con gáy gọi 4 tiếng (bổ tứ) là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng Đủ còn những con gáy gọi 5 tiếng thì coi là tiếng Thừa. Tiêu chuẩn này không quan trọng để đánh giá 1 con chim hay.
Nhiều người có cu gáy thấy nó gáy gọi 4 hay 5 tiếng không biết cứ nói chim gáy của tôi gáy tiếng lèo 4 hay 5 tiếng. Chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.

Trong các giọng trên thì các cụ xưa rất quý con chim có giọng trơn ròng (tuyệt đốI không bao giờ gáy giọng một), ngoài ra chim giọng hai ròng cũng được xem là chim quý vì thường thì chim gáy giọng đôi (giọng hai), đôi khi nó vẫn gáy giọng chiếc (giọng đơn). Chim giọng ba (liều bổ ba thì thường không có giọng ba ròng, thương nó gáy giọng ba vớI tỷ lệ nhiều hơn giọng đôi). Chim Gáy có giọng thổ đồng, thổ gầm, thổ dền bao giờ cũng cao giá hơn.
[​IMG]
2.Gáy trận
Chim gáy trận được những người chơi chim lâu năm dùng để đánh giá chú chim như thế nào. Chim gáy được đánh giá hay khi phải có các yếu tố : chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu, lèo, vấp. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung.
Lúc chim gáy trận thì nó nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ. Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này, và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng người ta hay gọi là Sà cầu máy cánh. Thường thì bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn và trùng, chim gáy không ngoại lệ, khi mình nuôi thì gáy căng được như thế này chỉ có thời điểm nhất định thôi. Giải thích về chu, lèo, vấp, dặm.
  • Lèo : Khi chim gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. Ví Dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.
  • Chu : là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ. Ví dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu,Cúc cu cu..cu
  • Vấp : Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Ví dụ : Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
  • Dặm (Dặt): Khi gáy tiếng trận sau ba tiếng cúc cu cu chim thêm vào 1 hay 2 tiếng gù: cù… grù (vd: cúc cu cu, cù … grù cúc cu cu, cù … grù). Chim mồi gáy dặm nhiều làm cho chim rừng rất mau nổi nóng.
3. Gù
Đây là tiếng để chuẩn bị đánh nhau hoặc là gù mái. Đa số chim thường gù: cù …grù. Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu. Chim hay là chim phải có nước gù cao, trung bình chim chỉ gù một lần không quá 8 tiếng liên tục, chim hay có nước gù khoảng từ 12-14 tiếng, chim có nước gù khoảng 18-20 tiếng được xem là hiếm. Ngoài ra khi gù một con chim dữ có khả năng gù chồng 2-3 lần (vd: một con chim gù 20 tiếng liên tục/lần khi gù chồng 3 lần nó sẽ gù 60 tiếng liên tục không ngắt quãng). Về tiếng gáy có thể chia làm 2 loại chính.
+ Chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm (âm thanh ở tần số thấp).
+ Chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao).
Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha (Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha).
Thông thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm không nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu. Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp.
Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão làng trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua.Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.
Nếu xét kỹ hơn thì Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. Có nhiều âm điệu: đồng thổ, đồng pha, thổ pha
– Âm Thổ : Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:

Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng

Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.

Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.

Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.

– Âm Đồng : Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:

Đồng pha thổ : Âm ngân vang nhưng lại trầm trầm.

Đồng pha son : Âm càng lúc càng ngân vang.

Đồng pha kim : Âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa.

– Âm Son : có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:

Son pha đồng : Âm to mà rền vang như tiếng sấm.

Son pha kim : Âm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần….

– Âm Kim : Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như: Kim pha son, Kim pha đồng, Kim pha thổ

Muốn phân tích một giọng chim Cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy.Cho nên chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế! Vì rằng, chọn được con chim mồi vừa ý, những đặc điểm ưu việt kể trên đâu phải là chuyện dễ. Đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nổi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề”sống nuôi chết chôn”; đôi khi họ còn dám đem thân mình bảo vệ cho chim.”
Thực ra để chọn được 1 con cu gáy hội đủ các tiêu chuẩn trên thật khó, mỗi con mỗi giọng chẳng con nào giống con nào,con chim hay chơi được là con chim gáy có tiếng và luyến láy nhiều giọng lên cao xuống thấp đừng gáy đơn điệu giọng đều đều là chim chơi được
Mà chim cu gáy thường thì chim già mình bẫy về nuôi dù có hơi vất vả thuần nó lúc đầu nhưng về sau tiếng gáy của nó hay, bền và ổn định hơn chim nuôi non. Chim nuôi non lên tiếng gáy của nó thường ko bền, thất thường (vd: chim già gáy đấu (gáy trận) liên tục ít khi đang gáy đấu chuyển sang gáy gọi chứ chim non nuôi lên đang gáy đấu 1 lúc lại chuyển sang gáy gọi và tiếng ko bền, đặc biệt cu gáy non nuôi lên khi gặp con gáy già đánh bẫy thường hay chịu thua tiếng gáy hễ con già gáy đấu căng là im tiếng luôn thỉnh thoảng mới mở mồm gáy gọi vài tiếng).
Đi sâu vào cu nghề nuôi Gáy khi đã hiểu càng ngày càng thích, nên kiếm được con cu có tiếng gáy hay lại hội đủ tiêu chuẩn CHU, LÈO, DẶT, VẤP khác nào đi tìm hoa hậu vừa đẹp người lại đẹp nết. Bây giờ mà kiếm đủ được bộ cu Gáy hay có nhiều tiếng có các chất giọng (tạm ví mạo muội):
Thứ 1: Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức, giọng hát ca sỹ nghệ sỹ Nhân dân Trần Hiếu, NSND Quang Thọ, Lê Dung, Doãn Tần, Đăng Dương, Chế Linh )
Thứ 2: Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu Hiền, giọng hát nghệ sỹ nhân dân Tường Vy, NSUT Tường Vy,Thanh Hoa,Ngọc Sơn,Thanh Tuyền)
Thứ 3: Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng, Thanh Lam, Bảo Yến, Đan Trường, Trọng Tấn)
Thứ 4: Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm, Thu Hà, Bằng Kiều, Thu Phương, Hồng Ngọc)
Một con chim cu gáy có chất giọng hay, thật sự suất sắc là chất giọng đặc biệt của nó mà ko phải con chim nào cũng có được,đơn giản là âm thanh của nó đã hay nhiều tiếng lại còn sang sảng, thánh thót, nghe trong văn vắt mà bất cứ nghe xa hay gần đều cho cái chất giọng đó ko bị lẫn 1 tiếng rè nào cả,quí hiếm và hay là ở chỗ đó. Tạm hiểu chim cu gáy có chất giọng đấy thì người ta coi là chim có tiếng Thổ đồng hay Còi đồng.
Đó là 3 kiểu gáy của chim cu, chúc anh em chọn được chú chim ưng ý, và hội tụ được nhiều phẩm chất tốt.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim Cu nhanh gáy

Chim cu có tiếng Gáy hay, nhưng để nuôi chim nhanh gáy cũng rất khó nếu không kiên trì. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim Cu nhanh gáy

1. Lồng nuôi Cu gáy

Chim cu gáy không thích lồng rộng, cho nên nuôi Cu nhốt lồng nhỏ là hợp lý nhất. Sử dụng lồng quả đào. Thân lồng nửa dưới to, trên nhỏ, diện tích chỉ đủ để chim Gáy xoay. Nuôi loại lồng này chim chóng thuần mà tiện xách đi xách lại.
Chim cu gáy
2. Thức ăn chính của Cu Gáy

Chim Cu gáy ăn đa số các loại hạt có vỏ như : Lúa, đậu, hạt kê, bắp xay... và 1 phần sỏi, khoáng ở dưới đất. Nhưng lúa vẫn là nhiều nhất.

3. Cách chăm sóc chim Cu

Để chim cu gáy căng lửa là cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là lúa, thỉnh thoảng thêm hạt kê, đỗ xanh, vừng. Khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị thay lông bất thường, đừng lo khi cho chế độ ăn ổn định thường xuyên thì không còn hiện tượng này nữa. Nhưng lúa vẫn là thức ăn chính của cu gáy.

Trong cóng thức ăn nên cho thêm sỏi nhỏ để kích thích tiêu hoá giúp tăng thêm sự co bóp của dạ dày. Có người thi thoảng còn cho thêm cục đất để gáy ăn (khi Cu thiếu 1 chất gì đấy).

1 tuần nên hạ thổ 2 lần, mỗi lần khoảng 1 giờ để chim ăn khoáng, sỏi giúp tiêu hóa tốt và bổ sung chất cho cơ thể.

Cho chim Gáy tắm 1 lần / 1 tuần vào mùa hè và 2 tuần / 1 lần vào mùa đông để giúp lông óng mược cũng như diệt khuẩn trên cơ thể.

Ngoài ra nếu có cu mái thì nên treo cu Mái gần trống 2 ngày rồi lại đưa ra. Cứ 1 tuần làm vậy 1 lần giúp chim căng lửa nhanh và gáy nhiều vì cảm giác mất người yêu.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Chào mào các vùng nổi tiếng

Video clip chào mào nổi tiếng các vùng ở Việt Nam
Chào mào Huế, chào mào Cam Ly,chào mào Trung Mang hót,chào mào Bình Định ché,chào mào mái hót kích trống,chào mào Thái Lan chơi.


Xem thêm : http://yeuchim.com/