Chơi chim cu gáy ngoài việc chọn qua hình dáng bên ngoài như cườm dày, mỏ giang, đầ xanh, phao xam, thân hình bắp bi...Thì các lão làng có chú ý đến 3 kiểu gáy của chim cu : Gáy trận, gáy gọi, và gù. Ngoài chọn kiểu gáy người ta còn chú ý đến âm sắc, gáy tiết tấu, gáy đảo liên hồi...
1.Gáy gọi
Đây là tiếng gáy bình thường của chú chim, gáy vào sáng sớm, buổi trưa hay chiều. Chim cu trống và mái đều gáy được kiểu này, giọng này anh em thường gọi là bổ, chim gáy theo 5 giọng như :
Nhiều người có cu gáy thấy nó gáy gọi 4 hay 5 tiếng không biết cứ nói chim gáy của tôi gáy tiếng lèo 4 hay 5 tiếng. Chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.
Trong các giọng trên thì các cụ xưa rất quý con chim có giọng trơn ròng (tuyệt đốI không bao giờ gáy giọng một), ngoài ra chim giọng hai ròng cũng được xem là chim quý vì thường thì chim gáy giọng đôi (giọng hai), đôi khi nó vẫn gáy giọng chiếc (giọng đơn). Chim giọng ba (liều bổ ba thì thường không có giọng ba ròng, thương nó gáy giọng ba vớI tỷ lệ nhiều hơn giọng đôi). Chim Gáy có giọng thổ đồng, thổ gầm, thổ dền bao giờ cũng cao giá hơn.
2.Gáy trận
Chim gáy trận được những người chơi chim lâu năm dùng để đánh giá chú chim như thế nào. Chim gáy được đánh giá hay khi phải có các yếu tố : chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu, lèo, vấp. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung.
Lúc chim gáy trận thì nó nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ. Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này, và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng người ta hay gọi là Sà cầu máy cánh. Thường thì bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn và trùng, chim gáy không ngoại lệ, khi mình nuôi thì gáy căng được như thế này chỉ có thời điểm nhất định thôi. Giải thích về chu, lèo, vấp, dặm.
Đây là tiếng để chuẩn bị đánh nhau hoặc là gù mái. Đa số chim thường gù: cù …grù. Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu. Chim hay là chim phải có nước gù cao, trung bình chim chỉ gù một lần không quá 8 tiếng liên tục, chim hay có nước gù khoảng từ 12-14 tiếng, chim có nước gù khoảng 18-20 tiếng được xem là hiếm. Ngoài ra khi gù một con chim dữ có khả năng gù chồng 2-3 lần (vd: một con chim gù 20 tiếng liên tục/lần khi gù chồng 3 lần nó sẽ gù 60 tiếng liên tục không ngắt quãng). Về tiếng gáy có thể chia làm 2 loại chính.
+ Chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm (âm thanh ở tần số thấp).
+ Chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao).
Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha (Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha).
Thông thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm không nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu. Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp.
Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão làng trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua.Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.
Nếu xét kỹ hơn thì Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. Có nhiều âm điệu: đồng thổ, đồng pha, thổ pha
– Âm Thổ : Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:
Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng
Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.
Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.
– Âm Đồng : Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:
Đồng pha thổ : Âm ngân vang nhưng lại trầm trầm.
Đồng pha son : Âm càng lúc càng ngân vang.
Đồng pha kim : Âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa.
– Âm Son : có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:
Son pha đồng : Âm to mà rền vang như tiếng sấm.
Son pha kim : Âm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần….
– Âm Kim : Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như: Kim pha son, Kim pha đồng, Kim pha thổ
Muốn phân tích một giọng chim Cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy.Cho nên chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế! Vì rằng, chọn được con chim mồi vừa ý, những đặc điểm ưu việt kể trên đâu phải là chuyện dễ. Đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nổi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề”sống nuôi chết chôn”; đôi khi họ còn dám đem thân mình bảo vệ cho chim.”
Thực ra để chọn được 1 con cu gáy hội đủ các tiêu chuẩn trên thật khó, mỗi con mỗi giọng chẳng con nào giống con nào,con chim hay chơi được là con chim gáy có tiếng và luyến láy nhiều giọng lên cao xuống thấp đừng gáy đơn điệu giọng đều đều là chim chơi được
Mà chim cu gáy thường thì chim già mình bẫy về nuôi dù có hơi vất vả thuần nó lúc đầu nhưng về sau tiếng gáy của nó hay, bền và ổn định hơn chim nuôi non. Chim nuôi non lên tiếng gáy của nó thường ko bền, thất thường (vd: chim già gáy đấu (gáy trận) liên tục ít khi đang gáy đấu chuyển sang gáy gọi chứ chim non nuôi lên đang gáy đấu 1 lúc lại chuyển sang gáy gọi và tiếng ko bền, đặc biệt cu gáy non nuôi lên khi gặp con gáy già đánh bẫy thường hay chịu thua tiếng gáy hễ con già gáy đấu căng là im tiếng luôn thỉnh thoảng mới mở mồm gáy gọi vài tiếng).
Đi sâu vào cu nghề nuôi Gáy khi đã hiểu càng ngày càng thích, nên kiếm được con cu có tiếng gáy hay lại hội đủ tiêu chuẩn CHU, LÈO, DẶT, VẤP khác nào đi tìm hoa hậu vừa đẹp người lại đẹp nết. Bây giờ mà kiếm đủ được bộ cu Gáy hay có nhiều tiếng có các chất giọng (tạm ví mạo muội):
Thứ 1: Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức, giọng hát ca sỹ nghệ sỹ Nhân dân Trần Hiếu, NSND Quang Thọ, Lê Dung, Doãn Tần, Đăng Dương, Chế Linh )
Thứ 2: Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu Hiền, giọng hát nghệ sỹ nhân dân Tường Vy, NSUT Tường Vy,Thanh Hoa,Ngọc Sơn,Thanh Tuyền)
Thứ 3: Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng, Thanh Lam, Bảo Yến, Đan Trường, Trọng Tấn)
Thứ 4: Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm, Thu Hà, Bằng Kiều, Thu Phương, Hồng Ngọc)
Một con chim cu gáy có chất giọng hay, thật sự suất sắc là chất giọng đặc biệt của nó mà ko phải con chim nào cũng có được,đơn giản là âm thanh của nó đã hay nhiều tiếng lại còn sang sảng, thánh thót, nghe trong văn vắt mà bất cứ nghe xa hay gần đều cho cái chất giọng đó ko bị lẫn 1 tiếng rè nào cả,quí hiếm và hay là ở chỗ đó. Tạm hiểu chim cu gáy có chất giọng đấy thì người ta coi là chim có tiếng Thổ đồng hay Còi đồng.
Đó là 3 kiểu gáy của chim cu, chúc anh em chọn được chú chim ưng ý, và hội tụ được nhiều phẩm chất tốt.
1.Gáy gọi
Đây là tiếng gáy bình thường của chú chim, gáy vào sáng sớm, buổi trưa hay chiều. Chim cu trống và mái đều gáy được kiểu này, giọng này anh em thường gọi là bổ, chim gáy theo 5 giọng như :
- Liều trơn ( giọng trơn ): cúc cu cu . Mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn.
- Liều bổ một ( giọng một ): cúc cu cu... cu . Có thêm một tiếng cu hậu ở dằng sau, nghe hay hơn
- Liều bổ hai ( giọng hai ): cúc cu cu... cu cu . Có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn 2 giọng trên
- Liều bổ ba (giọng ba ) cúc cu cu... cu cu cu . Có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa. Ở đâu mà có con cu rừng nào hót hay như thế này thì dù có xa xôi cách mấy, người gác Cu cũng mò đến bắt cho bằng được, vì đây là chim quí khó tìm.Có người gọi nó là con chim mồi “kim bất hoán”, ngụ ý nói đem vài ba chỉ vàng đổi nó, chủ nhân cũng không muốn đổi.
- Giọng cà lăm : Ý nói chú chim lúc gáy giọng này lúc giọng khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không ra làm sao cả…chỉ có đem thịt mà nhậu thôi.
Nhiều người có cu gáy thấy nó gáy gọi 4 hay 5 tiếng không biết cứ nói chim gáy của tôi gáy tiếng lèo 4 hay 5 tiếng. Chim Cu có cả thảy 5 giọng là giọng Trơn, giọng Một, giọng Hai, giọng Ba, và giọng Cà lăm.
Trong các giọng trên thì các cụ xưa rất quý con chim có giọng trơn ròng (tuyệt đốI không bao giờ gáy giọng một), ngoài ra chim giọng hai ròng cũng được xem là chim quý vì thường thì chim gáy giọng đôi (giọng hai), đôi khi nó vẫn gáy giọng chiếc (giọng đơn). Chim giọng ba (liều bổ ba thì thường không có giọng ba ròng, thương nó gáy giọng ba vớI tỷ lệ nhiều hơn giọng đôi). Chim Gáy có giọng thổ đồng, thổ gầm, thổ dền bao giờ cũng cao giá hơn.
2.Gáy trận
Chim gáy trận được những người chơi chim lâu năm dùng để đánh giá chú chim như thế nào. Chim gáy được đánh giá hay khi phải có các yếu tố : chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu, lèo, vấp. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung.
Lúc chim gáy trận thì nó nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: cúc cu cu, cúc cu cu liên tục có khi hàng giờ đồng hồ. Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này, và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng người ta hay gọi là Sà cầu máy cánh. Thường thì bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn và trùng, chim gáy không ngoại lệ, khi mình nuôi thì gáy căng được như thế này chỉ có thời điểm nhất định thôi. Giải thích về chu, lèo, vấp, dặm.
- Lèo : Khi chim gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. Ví Dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.
- Chu : là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ. Ví dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu..cu,Cúc cu cu..cu
- Vấp : Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Ví dụ : Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu
- Dặm (Dặt): Khi gáy tiếng trận sau ba tiếng cúc cu cu chim thêm vào 1 hay 2 tiếng gù: cù… grù (vd: cúc cu cu, cù … grù cúc cu cu, cù … grù). Chim mồi gáy dặm nhiều làm cho chim rừng rất mau nổi nóng.
Đây là tiếng để chuẩn bị đánh nhau hoặc là gù mái. Đa số chim thường gù: cù …grù. Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành 2 nhịp trong cùng 1 hơi gù: Cụ …grù..cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu. Chim hay là chim phải có nước gù cao, trung bình chim chỉ gù một lần không quá 8 tiếng liên tục, chim hay có nước gù khoảng từ 12-14 tiếng, chim có nước gù khoảng 18-20 tiếng được xem là hiếm. Ngoài ra khi gù một con chim dữ có khả năng gù chồng 2-3 lần (vd: một con chim gù 20 tiếng liên tục/lần khi gù chồng 3 lần nó sẽ gù 60 tiếng liên tục không ngắt quãng). Về tiếng gáy có thể chia làm 2 loại chính.
+ Chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm (âm thanh ở tần số thấp).
+ Chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh ,cao (âm thanh ở tần số cao).
Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa 2 thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha (Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha).
Thông thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm không nhanh như tiếng còi và hay có Dặt và Chu. Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp.
Nghe giọng chim Cu gáy xong, ta còn phải xem cái âm của nó hay dở ra sao nữa. Đây là một việc cực kỳ khó khăn mà chỉ những người lão làng trong nghề mới phân tích được kỹ càng, dù là tai họ chỉ mới nghe phớt qua.Còn người mới vào nghề thì chắc chắn không tài nào hiểu nổi.
Nếu xét kỹ hơn thì Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. Có nhiều âm điệu: đồng thổ, đồng pha, thổ pha
– Âm Thổ : Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:
Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng
Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.
Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.
Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.
– Âm Đồng : Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:
Đồng pha thổ : Âm ngân vang nhưng lại trầm trầm.
Đồng pha son : Âm càng lúc càng ngân vang.
Đồng pha kim : Âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa.
– Âm Son : có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:
Son pha đồng : Âm to mà rền vang như tiếng sấm.
Son pha kim : Âm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần….
– Âm Kim : Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như: Kim pha son, Kim pha đồng, Kim pha thổ
Muốn phân tích một giọng chim Cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy.Cho nên chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế! Vì rằng, chọn được con chim mồi vừa ý, những đặc điểm ưu việt kể trên đâu phải là chuyện dễ. Đôi khi trăm con, hoặc ngàn con mới có một! Chắc gì trong một đời người có thể chọn được cho mình một hoặc hai con mà nuôi? Do đó, giá trị con Cu mồi tốt nhất cũng độ nửa lượng vàng, nhưng người ta vì quá quí nó đến nổi có người dù nghèo, nhưng ai mua với giá nào cũng không bán, thề”sống nuôi chết chôn”; đôi khi họ còn dám đem thân mình bảo vệ cho chim.”
Thực ra để chọn được 1 con cu gáy hội đủ các tiêu chuẩn trên thật khó, mỗi con mỗi giọng chẳng con nào giống con nào,con chim hay chơi được là con chim gáy có tiếng và luyến láy nhiều giọng lên cao xuống thấp đừng gáy đơn điệu giọng đều đều là chim chơi được
Mà chim cu gáy thường thì chim già mình bẫy về nuôi dù có hơi vất vả thuần nó lúc đầu nhưng về sau tiếng gáy của nó hay, bền và ổn định hơn chim nuôi non. Chim nuôi non lên tiếng gáy của nó thường ko bền, thất thường (vd: chim già gáy đấu (gáy trận) liên tục ít khi đang gáy đấu chuyển sang gáy gọi chứ chim non nuôi lên đang gáy đấu 1 lúc lại chuyển sang gáy gọi và tiếng ko bền, đặc biệt cu gáy non nuôi lên khi gặp con gáy già đánh bẫy thường hay chịu thua tiếng gáy hễ con già gáy đấu căng là im tiếng luôn thỉnh thoảng mới mở mồm gáy gọi vài tiếng).
Đi sâu vào cu nghề nuôi Gáy khi đã hiểu càng ngày càng thích, nên kiếm được con cu có tiếng gáy hay lại hội đủ tiêu chuẩn CHU, LÈO, DẶT, VẤP khác nào đi tìm hoa hậu vừa đẹp người lại đẹp nết. Bây giờ mà kiếm đủ được bộ cu Gáy hay có nhiều tiếng có các chất giọng (tạm ví mạo muội):
Thứ 1: Đặc thổ (giọng hát ca sỹ nghệ sỹ ưu tú Trung Đức, giọng hát ca sỹ nghệ sỹ Nhân dân Trần Hiếu, NSND Quang Thọ, Lê Dung, Doãn Tần, Đăng Dương, Chế Linh )
Thứ 2: Đặc còi (giọng hát nghệ sỹ nhân dân Thu Hiền, giọng hát nghệ sỹ nhân dân Tường Vy, NSUT Tường Vy,Thanh Hoa,Ngọc Sơn,Thanh Tuyền)
Thứ 3: Thổ Pha (giọng hát ca sỹ Nguyễn Phi Hùng, Thanh Lam, Bảo Yến, Đan Trường, Trọng Tấn)
Thứ 4: Còi Pha (giọng hát ca sỹ Mỹ Tâm, Thu Hà, Bằng Kiều, Thu Phương, Hồng Ngọc)
Một con chim cu gáy có chất giọng hay, thật sự suất sắc là chất giọng đặc biệt của nó mà ko phải con chim nào cũng có được,đơn giản là âm thanh của nó đã hay nhiều tiếng lại còn sang sảng, thánh thót, nghe trong văn vắt mà bất cứ nghe xa hay gần đều cho cái chất giọng đó ko bị lẫn 1 tiếng rè nào cả,quí hiếm và hay là ở chỗ đó. Tạm hiểu chim cu gáy có chất giọng đấy thì người ta coi là chim có tiếng Thổ đồng hay Còi đồng.
Đó là 3 kiểu gáy của chim cu, chúc anh em chọn được chú chim ưng ý, và hội tụ được nhiều phẩm chất tốt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét