Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Những loại chào mào ngoài rừng

Khi bắt chim chào mào ngoài rừng có các loại như : chim con, má trắng, má lỡ, chim bổi...
Nên chơi chim già rừng hay chim non? Đây là câu hỏi nhiều người mới chơi chim hay để ý. Nếu những người mới chơi chim thì có lẽ thích chơi chim non hơn vì chim nhanh dạn,còn những người chơi chim lâu năm thì lại chọn chim bổi già vì chim chơi đẹp, xổ bọng hay. Mỗi loại có ưu và nhược điểm khác nhau.

Chúng ta cần biết nuôi chim chào mào để làm gì : nghe hót, thi thố, làm cảnh... Từ đó sẽ biết nên chọn chim gì. Giải thích những loại chào mào ngoài rừng.


Chim con : Những chú chim này đang được mẹ đút, chúng ta bắt về thì phải thay mẹ nó đút cho nó ăn. Chim này được cái nuôi dạn người, có thể thả bay và tự vào lồng. Nhược điểm là hót hét giở, dễ xảy ra nhiều tật nếu không biết cách nuôi -> chim này nuôi dạn cho vui thôi.

Chim má trắng : Chim đã biết bay, và tự kiếm ăn. Nuôi chim này không phải đút cho nó ăn. Nhưng phải có chim hay để tập cho nó hót, nếu không thì cũng không chịu hót. Chim này cũng dễ phát sinh ra nhiều tật. Đặc điểm nữa là thích thì chơi điên loạn nhìn rất đẹp, không thích thì đứng im. Nếu thích chơi chim giọng thì kiếm em này về tập giọng.

Chào mào má lở : Già hơn má trắng 1 tí, nó đã có 1 ít tách đỏ và đã biết hót 1 phần. Nuôi chim này cũng nhanh dạn hơn bổi. Và đi cội thì cũng hơn má trắng 1 tí vì ở ngoài rừng lâu hơn được vài tháng.

Chào mào bổi : Đây là từ nói chung của chào mào, tức là chim đã có lông lá đầy đủ. Chào mào bổi có loại mới 1 mùa rừng, có loại 3 - 4 mùa rừng. Ở đây mình nói chim 1 mùa, tức là từ má lở rồi ra lông lá đầy đủ thành chim bổi. Chim này tương đối khó thuần. Hót hét nghe rất thích, và chơi cội cũng ngon, nhưng phải có kiên nhẫn vì loại này phải nuôi ít nhất 1 mùa mới chơi nếu nuôi giỏi.

Chào mào bổi già : Đây là chiến binh chơi cội thực sự, chim sống ngoài rừng trên 2 năm. Phải đấu tranh sinh tồn, giành lãnh thổ nên chơi cội thì tuyệt vời. Nhưng loại này thuộc loại khó thuần nhất, nuôi giỏi cũng phải 2 mùa mới chơi

Đó là các loại chim ngoài rừng, chúc anh em vui vẻ.

Related Posts:

  • chào mào bị rận mạt làm sao để trị thành công ?Lồng nuôi chào mào lông ngày nếu không được vệ sinh sạch sẽ,sẽ gây ra rận mạt sống dưới đáy lồng.Nhưng con này làm cho chào mào bị ngứa ,bị rụng lông không mọc lại,sâu lông.Nếu để lâu sẽ làm cho chim bỏ ăn,ốm dần và nặng hơn … Read More
  • Bệnh hay gặp ở chim vào mùa đôngKhi chuẩn bị bước vào mùa đông những chú chim đã rủ bỏ những bộ lông cũ và khoác lên mình bộ lông mới để giữ ấm cho cơ thể và chống chọi bệnh tật. Thông thường chim trong lồng cũng như vậy nhưng do chế độ chăm sóc, thiếu 1 số… Read More
  • Bệnh rụng lông ở vẹt – cách phòng ngừa và chữa trịBệnh rụng lông ở vẹt là một vấn đề đáng lưu tâm mà không phải ai cũng biết cách chăm sóc và chữa trị. Dưới đây là những cách đơn giản để phòng ngừa hay ngăn chặn dấu hiệu rụng lông.Thứ tự các bước:1. Dành cho vẹt một chế độ ă… Read More
  • Chim bạch tạngChim bạch tạngChim bạch tạng là loại chim bị đột biến gien, nên có các đặt điểm như lông trắng, chân hồng,mỏ hồng,mắt hồng.Những loại này rất hiếm trong tự nhiên,nên được nhiều người săn tìm và giá của nó cụng rất khủng … Read More
  • Những điều nên tránh khi nuôi chim chào màoChào anh emMình xin tổng hợp những điều không nên làm khi nuôi chim chào mào.Nhằm giúp cho những người mới bắt đầu chơi hiểu rõ hơn.Và làm cho chú chim yêu quý bớt tật lỗi.+ Không nên huýt sao để tập cho chim hót theo Nuôi c… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét