Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Lồng nuôi chim cao nhất Việt Nam là đây

Lang thang trên mạng thấy hình cái lồng tập lực cho chim Họa Mi cao bá đạo nhất chia sẻ với anh em xem chơi. Đây thuộc loại lồng nuôi chim cao nhất Việt Nam hiện nay.
Lồng này được nghệ nhân Văn Phúc sản xuất, được làm bằng tre già. Nhìn cái lồng cao gấp 3 lần người chụp ảnh.
Theo quan sát thì lồng này cao cũng tới hơn 5m. Đây l;à lần đầu tiên thấy cái lồng cao như vậy.
Lồng này mà dùng để tập lực cho Họa Mi, Chào mào thì bá đạo luôn. Chúc vui vẻ



Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Bệnh hay gặp ở chim vào mùa đông


Khi chuẩn bị bước vào mùa đông những chú chim đã rủ bỏ những bộ lông cũ và khoác lên mình bộ lông mới để giữ ấm cho cơ thể và chống chọi bệnh tật. Thông thường chim trong lồng cũng như vậy nhưng do chế độ chăm sóc, thiếu 1 số chất nên dễ gây ra các bệnh tật. Dưới đây là những bệnh hay gặp ở chim vào mùa đông.

1. Chim bị ủ rủ, xù lông


Bệnh này do nhiều nguyên nhân, nhưng trong mùa đông nếu gặp trường hợp này là đa số do chim bị lạnh, bị thiếu nắng dẫn đến ủ rủ và lông bị xù

+ Cách trị chim bị xù lông vào mùa đông

Bổ sung thêm các loại vitamin C để tăng sức đề kháng cho chim. Vitamin C có nhiều trong cam, ớt cay xanh, ổi. Ngoài ra anh em nên sử dụng bóng đèn tròn khoảng 60w, treo trên nóc lông để giữ ấm cho chim và ban ngày nếu có nắng thì phơi nhiều vào.

2. Chim bị ho

Chim có hiện tượng phát ra tiếng kêu khẹc khẹc như hóc cám mặc dù nó vẫn chơi bình thường, hoặc ho kéo dài khiến chim yếu đi, xấu hơn là xù lông. 

+ Cách trị chim bị ho

Cách chữa trị trường hợp ho do thời tiết là: sử dụng 1 củ hành tím thái mỏng hoặc đập dập và cho vào túi mùng ( có lỗ hoặc túi vãi) treo túi hành lên phía bên trong nóc lồng và trùm kín áo lồng lại, có thể sử dụng dầu gió để bôi lên cầu, trùm kín áo lồng, làm như thế khoảng 3 ngày thì khỏi.

3. Chim bị ỉa chảy

Nếu lưu ý kỹ chúng ta sẽ thấy chim bị bệnh khác chim thường là phân chim có màu cùng với loại cám đang ăn + nước, khác với phân đã qua tiêu hóa + nước nhé!

+ Cách trị chim bị ỉa chảy vào mùa đông

Trước hết chúng ta lấy cóng cám ra, thay nước uống cho chim bằng nước sôi để nguội, sử dụng 1 lát dứa (trái thơm) chín vàng để làm thức ăn chính cho chim. dứa (trái thơm) là loại trái cây rất tốt cho đường tiêu hóa của chim, giống như cam vậy, nhưng dứa lại góp phần khôi mục men tiêu hóa đường ruột cho chim. Trong ngày đầu tiên theo dỏi, chim sẽ ăn thơm và đi ra toàn nước, đừng lo lắng, cứ thay miếng dứa khác cho đến ngày thứ 2 thì bắt đầu bỏ cám mới vào lồng trở lại, đảm bảo qua ngày thứ 3 quan sát sẽ thấy phân chim được tiêu hóa rỏ ràng hơn.
Đó là 3 bệnh hay gặp nhất vào mùa đông chia sẻ cùng anh em, ngoài ra còn 1 số bệnh khác anh em có thể tham khảo thêm trong blog mà mình đã đề cập

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

ép chim phải qua lồng tắm

Có những chú chim thuộc, chim nuôi non lên rất lười tắm hoặc không chịu qua lồng tắm do toàn cho chim tắm trong lồng nuôi. Hướng dẫn anh em cách ép chim phải qua lồng tắm.

1. Trước tiên là dùng phương pháp lùa chim. Anh em kè chim sát lồng tắm và dùng tay vỗ vào lồng để chim nhảy qua. Khi chim đang ở cầu dưới, chúng ta vỗ mạnh 1 cái vào lồng, chim hoảng và theo phản xạ sẽ nhảy thắng về phía trước là đã lao qua lồng tắm rồi.

2. Dùng cách lùa tay không được thì chúng ta dùng cây, dùng 1 cây nhò có thể là cây đũa ăn cơm và tiến hành chọt vào lồng để chim nhảy, vì chim rất sở cây nên dùng cây lùa sẽ nhanh qua.

3. Cũng dùng cây để lùa như trên, nhưng nó vẫn không qua thì anh em tháo hẳn 2 cầu phía trên, chỉ để lại cầu chính phái dưới. Khi đó chim chỉ đậu được ở cầu dưới và lùa qua dễ hơn.

4. Thường làm theo 3 cách trên là chim đã qua lồng tắm rồi, còn những chú chim lỳ quá thì trước khi cho chim tắm khoảng 2h, chúng ta lấy hẳn cóng nước ra cho chim khát. Sau 2h chim không được uống nước thì chúng ta bắt đầu kè vào lồng tắm, có con khát quá thấy nước sẽ nhảy qua, có con thì phải lùa qua. Ngoài ra chúng ta có thể bỏ cóng nước đó bên lồng tắm, chim thấy cóng nước quen thuộc thì sẽ nhảy qua uống.

5. Cũng như trên lấy nước ra trước 2h đồng thời kết hợp phơi nắng 2h. Chim nóng, khát gặp nước sẽ nhảy qua tắm và uống ngay.

Những chú chim này mình phải kiên trì tập luyện chứ ngày 1, ngày 2 sẽ rất khó. Nếu không qua nữa thì cứ bắt bỏ qua, làm vài lần chim sẽ biết thôi. Chim đã qua lồng tắm rồi thì phải tập cho chim tắm nữa. Tham khảo : Tắm cho chào mào thành công 100%


Để cho chim nhanh tắm thành công 100%

Chào anh em xen hướng dẫn anh em cách cho chim chào mào tắm thành công 100% đối với cả chim bổi và chim thuộc không chịu tắm. Cách này áp dụng cho tất cả các loại chim chứ không riêng gì chào mào.

1. Kiếm 1 con chim thuộc đã tắm táp ok cho vào tắm, đồng thời để chim bổi, chim không chịu tắm đứng nhìn để học hỏi. Sau khi nhìn xong thì bỏ chim bổi vào sẽ tắm thôi.
2. Nếu chim chưa chim tắm thì chúng ta bắt đầu dùng bình xịt nước, chỉnh xịt hơi nước thôi. Sau đó xịt nhé lên lông chim, chim ngứa ngày, rỉa lông và sẽ nhảy xuống tắm.

3. Chim vẫn chưa chịu tắm thì anh em lại kết hợp 2 cách trên là cho nhìn con khác tắm và xịt nước. Nhưng trước đó nên phơi nắng cho chim khoảng 2h, chim nóng quá sẽ nhảy xuống nước tắm.

4. Với 3 cách trên thì hầu như chào mào bổi hay thuộc cũng đã tắm, nhưng tùy con mà nhanh hay chậm. Nếu chim không chịu tắm thì anh em cứ làm y chang vậy vài ngày sẽ tắm thôi.

Đối với những chú chim thuộc thì cần phải xem trước đó nó đã tắm không, tắm trong lồng nào, khay nước thế nào từ đó làm y chang vậy. Nhiều con thuộc thấy lồng lạ sẽ không chịu tắm đâu.

Lưu ý : Đối với chim bổi, khi tắm anh em phải để nơi yên tĩnh, đừng có đứng gần, hay để nơi có người, chó, gà qua lại làm chim sợ mà không dám xuống tắm. Đó là cách để cho chim nhanh tắm thành công 100%. Chúc thành công

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Những loại chào mào ngoài rừng

Khi bắt chim chào mào ngoài rừng có các loại như : chim con, má trắng, má lỡ, chim bổi...
Nên chơi chim già rừng hay chim non? Đây là câu hỏi nhiều người mới chơi chim hay để ý. Nếu những người mới chơi chim thì có lẽ thích chơi chim non hơn vì chim nhanh dạn,còn những người chơi chim lâu năm thì lại chọn chim bổi già vì chim chơi đẹp, xổ bọng hay. Mỗi loại có ưu và nhược điểm khác nhau.

Chúng ta cần biết nuôi chim chào mào để làm gì : nghe hót, thi thố, làm cảnh... Từ đó sẽ biết nên chọn chim gì. Giải thích những loại chào mào ngoài rừng.


Chim con : Những chú chim này đang được mẹ đút, chúng ta bắt về thì phải thay mẹ nó đút cho nó ăn. Chim này được cái nuôi dạn người, có thể thả bay và tự vào lồng. Nhược điểm là hót hét giở, dễ xảy ra nhiều tật nếu không biết cách nuôi -> chim này nuôi dạn cho vui thôi.

Chim má trắng : Chim đã biết bay, và tự kiếm ăn. Nuôi chim này không phải đút cho nó ăn. Nhưng phải có chim hay để tập cho nó hót, nếu không thì cũng không chịu hót. Chim này cũng dễ phát sinh ra nhiều tật. Đặc điểm nữa là thích thì chơi điên loạn nhìn rất đẹp, không thích thì đứng im. Nếu thích chơi chim giọng thì kiếm em này về tập giọng.

Chào mào má lở : Già hơn má trắng 1 tí, nó đã có 1 ít tách đỏ và đã biết hót 1 phần. Nuôi chim này cũng nhanh dạn hơn bổi. Và đi cội thì cũng hơn má trắng 1 tí vì ở ngoài rừng lâu hơn được vài tháng.

Chào mào bổi : Đây là từ nói chung của chào mào, tức là chim đã có lông lá đầy đủ. Chào mào bổi có loại mới 1 mùa rừng, có loại 3 - 4 mùa rừng. Ở đây mình nói chim 1 mùa, tức là từ má lở rồi ra lông lá đầy đủ thành chim bổi. Chim này tương đối khó thuần. Hót hét nghe rất thích, và chơi cội cũng ngon, nhưng phải có kiên nhẫn vì loại này phải nuôi ít nhất 1 mùa mới chơi nếu nuôi giỏi.

Chào mào bổi già : Đây là chiến binh chơi cội thực sự, chim sống ngoài rừng trên 2 năm. Phải đấu tranh sinh tồn, giành lãnh thổ nên chơi cội thì tuyệt vời. Nhưng loại này thuộc loại khó thuần nhất, nuôi giỏi cũng phải 2 mùa mới chơi

Đó là các loại chim ngoài rừng, chúc anh em vui vẻ.