Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Những tiêu chí chấm thi chào mào

+ Tiêu chí chấm thi chào mào

1. Tiêu chí thứ Nhất (Dáng bộ và Thái độ thi đấu)
· Chim thi đấu có thái độ linh hoạt, nhảy cầu, chuyền cầu, dáng đứng vươn mình
· Chim thi đấu rê cầu (sàn cầu), ra đuôi, ra cánh dọa nạt đối thủ
· Chim sục sạo tìm đánh ra giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ
Chú ý: Chim không bỏ nước đấu trong suốt quá trình thi, trường hợp chim xỉa lông, phơi nắng, tắm cóng dẫn đến việc mất hình bỏ nước chơi, thì sẽ bị loại để tránh ảnh hưởng đến phong độ thi đấu của những chú chim khác.
2. Tiêu chí thứ Hai (Giọng và đấu giọng)
· Lựa chọn ra những chú chim mau mỏ ra giọng đều đặn bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu, chim hót đổ nhiều giọng, đảo giọng, luyến láy âm tiết rõ ràng, chim ra giọng quát hoặc giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ (Chim ra giọng tối thiểu phải đủ 3 âm tiết trở lên; không có âm tiết trùng lắp; vd: quýt quýt… những âm tiết không phải giọng chim mái)
3. Tiêu chí thứ Ba (Hình dáng)
· Chào mào dự thi hình dáng đẹp, bóng bộ, cân đối, chim thon gọn, rắn chắc, nhanh nhẹn
· Chim không tật lỗi (lông xơ, thiếu lông đuôi và cánh)


Lưu ý: BGK áp dụng tiêu chí đánh giá chung dựa trên 3 tiêu chí trên để chọn thứ hạng ưu tiên của các chú chim như sau:

- Thứ nhất: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt + bọng nhiều (liên tục) sẽ được BGK chọn đầu tiên
- Thứ hai: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng bọng ít (thưa) sẽ được BGK chọn thứ 2
- Thứ ba: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu trung bình + nhưng bọng nhiều (liên tục) sẽ được BGK chọn thứ 3
- Thứ tư : chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng mất bọng sẽ được BGK chọn thứ 4
- Thứ năm: chim không có dáng bộ và thái độ thi đấu nhưng bọng nhiều (chỉ đứng 1 chổ hót, hót ko ghim chim) sẽ được chọn sau thứ 5
Đó là các tiêu chí chấm thi,chúc anh em có chú chào mào căng lửa để đi thi

Related Posts:

  • Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim Cu nhanh gáyChim cu có tiếng Gáy hay, nhưng để nuôi chim nhanh gáy cũng rất khó nếu không kiên trì. Chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim Cu nhanh gáy1. Lồng nuôi Cu gáyChim cu gáy không thích lồng rộng, cho nên nuôi Cu nhốt lồng nhỏ là hợp lý n… Read More
  • Làm gì khi bộ lông hậu môn chào mào quá nhạtChim chào mào từ 3 mùa lông trở lên nếu chăm sóc không đúng cách thì bộ lông đỏ ở hậu môn nhạt dần, có màu hồng chứ không đỏ như ngoài thiên nhiên. Vậy chúng ta cần làm gì khi bộ lông hậu môn chào mào quá nhạt. Khi chim đang … Read More
  • Chọn sâu đầu đỏ hung dữ thế nào?1 chú chim sâu đầu đỏ hung dữ cần phải dựa vào các yếu tố về hình dạng bên ngoài như : mắt, mỏ, đầu, tướng, nết chơi....* Nhìn qua hình dáng chú chim+ Đầu : To, đầu xà, mặt mày sát thủ, mép sâu, mắt hơi méo, cặp mắt dữ (mắt h… Read More
  • Phương pháp tập lực chuẩn nhất để chào mào có độ bền caoTheo mình quan sát, ngoài chế độ chăm sóc chào mào: thức ăn (cám), trái cây, mồi tươi (cào cào..). Chim cần được rèn luyện thể lực thường xuyên sẽ giúp chim khoẻ và có độ bền sâu.Như nhà mình, ngoài thời gian chim đi dợt trườ… Read More
  • Chọn và chăm sóc Chòe Lửa cho người bắt đầuChích chòe lửa là loại chim hót rất hay,loại thị hót kéo dài liên tục,loại thì hót đảo giọng và hót nhiêu tông chúng kết hợp với nhau thành một chuỗi làm say đắm lòng người.Tuy nhiên mỗi loại có giọng hót khác nhau,và không p… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét