Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Những mùa bẫy chim chào mào

Hướng dẫn anh em những mùa bẫy chào mào.Mùa nào thì bẫy được chào mào má trắng,mùa nào bẫy chào má đỏ,rồi mùa nào bẫy được chào mào bổi già...

Nói chung bẫy chào mào thì có thể bẫy được quanh năm,nhưng ở tuyển được chú chim hay,hoặc đơn giản chỉ chọn mùa để luyện chú chào mào mồi quen với cảnh đấu đá ở rừng rú.
+Đối với chào mào má trắng,chào mào non : thì thường bẫy vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 dương lịch,đây là mùa chào mào sinh sản nên sẽ cho ra những chú chào mào con sớm hay muộn do tố chất của bố mẹ

+Đối với chào mào bổi già thì bẫy vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch,đây là thời gian chào mào cặp kè,chọn mái để chuẩn bị cho mùa sinh sản.Nên chúng rất sung và sẽ chiến đấu tới cùng nếu chim mồi vào địa bàn của chúng.
Đó là 2 khoảng thời gian để anh em bẫy chào mào

Chọn và nuôi chào mào con

Chào mào non sau khi bắt trong tổ chúng ta cần chọn tướng chim,giới tính..
Chọn chào mào non trống mái bằng cách chọn chú chim nào to con dài đòn,lanh lẹn,và đặc biệt là lông cánh và đuôi dài hơn các con khác.Vì chim chào mào trống lúc nào cũng nở sớm hơn con mái.

Chim sau khi được chọn kỹ lưỡng thì chúng ta bắt đầu quá trình chăm sóc chim chào mào con
_Thức ăn cho chào mào non thường là : bơ,chuối,gạo nhai,cám ba vi trộn nước.Lúc nào chim há mỏ thì cho chim ăn.

_Vì chim đang con nhỏ,lông còn ít và không được bố mẹ ấp nên sẽ lạnh,anh em cần cho thêm vải,giấy cắt nhỏ để giữ ấm cho chim.Tối ngủ trùm kín áo lồng và treo nơi ít gió để tránh cho chim bị lạnh.Và tạo thói quen cho chim,chứ không sau này trùm áo lồng hoặc tắt điện chim sẽ nhảy.
_Chim sau khi ra đầy đủ lông cánh,đuôi và biết bay thì anh em cần phải có chế độ chăm sóc tốt như : tập cho chim qua lồng tắm để tắm,ép giọng cho chào mào
_Quá trính ép giọng cho chào mào má trắng thường mất khoảng 3 tháng là chim đã biết hót giống chim thầy.
_Sau 1 mùa thay lông thì anh em bắt đầu mang chim tới các địa điểm dợt chim,hay mang chim ra rừng để tập dợt cho chào mào nhanh lên lửa và quen với cách chơi

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Video chào mào chơi cánh

Chia sẻ anh em video chào mào chơi cánh xoe đuôi nhìn rất đẹp

 

_Chào mào singapore chơi cánh

_Chào mào Huế chơi cánh 
 _Chào mào Bình Định chơi cánh

Cảm ơn anh em rãnh ghé thăm blog chính thức nhé.
Xem thêm tại : chào mào hót

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Video chào mào tập hót

Chia sẻ anh em video chào mào con tập hót,chim chào mào bạch tạng.Chim được đúc từ cách nuôi chào mào sinh sản.Anh em có thể tham khảo cách ép giọng chào mào tại blog chaomaohot.net



Cảm ơn anh em,chúc thành công

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Chào mào đoạt giải nhất cuộc thi chim

Giới thiệu anh em chú chào mào Huế đạt 6 lần giải nhất cuộc thi chào mào mở rộng quy mô lớn với số lồng từ 200 lồng đến 655 lồng.Quả là chú chim hay.


Cuối cùng là chú chim này đã chết do ngạt khí máy phát điện, thật là tiếc cho 1 huyền thoại
Xem thêm  về những giải thưởng của em nó : chào mào cuồng phong

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Cách bẫy và chăm sóc chào mào má trắng

Chào anh em mùa này chim má trắng cũng tương đối nhiều, mình viết bài này để hướng dẫn anh em cách bẫy và chăm sóc chào mào má trắng

+Cách bẫy chào mào má trắng : Đối với chào mào bẫy đấu thì anh em chỉ nên chọn chú chim mồi bình thường để bẫy chứ không chọn chú mồi căng lửa.Vì chim má trắng sẽ không dám vào đấu,khi bẫy chào mào nên cho thêm ít trái cây trên lụp,mấy em này chưa có kinh nghiệm nên cứ gặp thức ăn là nhảy vào ăn ngay thôi.Đối với chim bẫy đấu thì đa số bắt được chim trống,trong lúc bẫy anh em thấy chim đổ bọng là biết chim trống mái dễ thôi.Và cũng có trường hợp chim mái bay vào ăn trái cây nha.Sau khi chọn được chú chim chào mào má trắng hay,có tố chất thì anh em bắt đầu quá trình chăm sóc.

+Chọn chào mào má trắng đực : Để chọn được chào mào má trắng trống mua lại của anh em khác hoặc mua ở cửa hàng thì anh em chọn chú chim nào đầu to,mình dài và to,lông đuôi dài,mào to và màu sẫm hơn các con khác.

+Nuôi dưỡng chào mào má trắng : Chim bắt về thì anh em tập cho chim ăn cám,tập cho chào mào tắm,thuần chào mào dạn người,ép giọng cho chào mào.Để cho chào mào học giọng thì anh em cần chọn thầy giỏi cả văn lẫn võ.Chim thầy phải siêng hót,hót hay,chơi đẹp sẽ tập chú chào mào hót hay chơi tốt.Anh em cứ treo chim má trắng gần chim thầy và trùm áo lồng không cho thấy mặt nhau để chim học giọng.Lâu lâu mang chim thầy ra chơi với chim má trắng và các con khác để chim má trắng học cách chơi của thầy.

Chim chào mào má trắng trong quá trình này cái hay thì học chậm mà tật xấu thì học rất nhanh.Anh em cần chú ý phải cho chim qua lồng tắm để tắm,chứ không cho tắm trong lồng,để sau này chim khỏi có tật xấu và dễ dàng lùa chim qua lồng khác.Tối ngủ thì phải trùm áo lồng lại để chim nghỉ ngơi,tránh chuột mèo làm chim sinh tật hoảng.Nếu không trùm sau này nếu có trùm áo lồng lại hay tắt điện là chim sẽ nhảy.Nếu phát hiện chim bị lộn mèo thì phải trị ngay chứ để lâu dài sẽ sinh tật,chú ý không huýt sáo cho chim hót làm chim kêu tiếng người ( huýt hiu).Không nên kè chim gần lồng nhau làm chim có thói quen bu lông.

Với chế độ chăm sóc như trên,sau khi chào mào má trắng thay lông lần đầu thì anh em có thể mang đi cội để dợt được rồi

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Chào mào ăn cám kích

Chào mào ăn cám kích
Chào mào Bình Định 2 mùa,chưa lửa củi sau 5 ngày ăn cám Hiển Bảo Khánh nè anh em,chim chơi sung hẳn lên.Anh em cho ít nhận xét.
Đây là video em nó tự xử


Cảm ơn anh em

Những tiêu chí chấm thi chào mào

+ Tiêu chí chấm thi chào mào

1. Tiêu chí thứ Nhất (Dáng bộ và Thái độ thi đấu)
· Chim thi đấu có thái độ linh hoạt, nhảy cầu, chuyền cầu, dáng đứng vươn mình
· Chim thi đấu rê cầu (sàn cầu), ra đuôi, ra cánh dọa nạt đối thủ
· Chim sục sạo tìm đánh ra giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ
Chú ý: Chim không bỏ nước đấu trong suốt quá trình thi, trường hợp chim xỉa lông, phơi nắng, tắm cóng dẫn đến việc mất hình bỏ nước chơi, thì sẽ bị loại để tránh ảnh hưởng đến phong độ thi đấu của những chú chim khác.
2. Tiêu chí thứ Hai (Giọng và đấu giọng)
· Lựa chọn ra những chú chim mau mỏ ra giọng đều đặn bền bỉ trong suốt quá trình thi đấu, chim hót đổ nhiều giọng, đảo giọng, luyến láy âm tiết rõ ràng, chim ra giọng quát hoặc giọng ché (chét) thị uy doạ nạt đối thủ (Chim ra giọng tối thiểu phải đủ 3 âm tiết trở lên; không có âm tiết trùng lắp; vd: quýt quýt… những âm tiết không phải giọng chim mái)
3. Tiêu chí thứ Ba (Hình dáng)
· Chào mào dự thi hình dáng đẹp, bóng bộ, cân đối, chim thon gọn, rắn chắc, nhanh nhẹn
· Chim không tật lỗi (lông xơ, thiếu lông đuôi và cánh)


Lưu ý: BGK áp dụng tiêu chí đánh giá chung dựa trên 3 tiêu chí trên để chọn thứ hạng ưu tiên của các chú chim như sau:

- Thứ nhất: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt + bọng nhiều (liên tục) sẽ được BGK chọn đầu tiên
- Thứ hai: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng bọng ít (thưa) sẽ được BGK chọn thứ 2
- Thứ ba: chim có dáng bộ và thái độ thi đấu trung bình + nhưng bọng nhiều (liên tục) sẽ được BGK chọn thứ 3
- Thứ tư : chim có dáng bộ và thái độ thi đấu tốt nhưng mất bọng sẽ được BGK chọn thứ 4
- Thứ năm: chim không có dáng bộ và thái độ thi đấu nhưng bọng nhiều (chỉ đứng 1 chổ hót, hót ko ghim chim) sẽ được chọn sau thứ 5
Đó là các tiêu chí chấm thi,chúc anh em có chú chào mào căng lửa để đi thi

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Chế độ chăm sóc và tập dợt chào mào


Chế độ chăm sóc và tập dợt chào mào hàng ngày : Thay đổi thức ăn, tắm nắng, tắm nước, tập dợt

Sáng khoảng 7h mở áo lồng,chiều 17h trùm áo lồng cho chim nghỉ ngơi



Thức ăn : thường xuyên cho ăn các loại trái cây như : đu đủ,chuối,táo,mướp...2 ngày cho chim ăn cào cào một lần

Tắm nắng và tắm nước : Tắm nắng vào khoảng 8h -10h sáng,tắm nước thì tuần 2,3 lần tắm vào lúc 12-13h trưa.

Tập dợt : 1 tuần cho chim đi dợt 2 lần và rải đều thời gian,lúc chào mào căng lửa thì nên cho dợt 3 lần 1 tuần.

Với chế độ chăm sóc tốt và đều đặn như vậy thì chim sẽ nhanh lên lửa và có sức để chơi bền hơn.như em chào mào huế dưới đây:


Công thức cám Công Minh

Giới thiệu anh em công thức cám công minh .Cám công minh được chia làm 2 công thức dành cho chim bổi và chim thuần.Công thức cám hơi nặng đô nên nó kích chim lên lửa rất nhanh.Công thức được chia theo mùa đông và mùa hạ.Anh em tham khảo.

Công thức thứ nhất : CT 1
(Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)

Thành phần nguyên liệu :

Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)

- Bột Ngô : 500g (có thể dùng bằng cám ba vì)
- Đỗ xanh (có vỏ) : 500g
- Đỗ tương : 300g
- Gạo lứt đỏ : 400g (có thể dùng gạo thường)
- Vừng (vàng) : 250g
- Tôm tươi : 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Đường vàng : 40g
- Cà rốt : 500g
- Bột canh : 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà : 40 quả (Chỉ lấy lòng đỏ )

Cám dùng từ tháng 08 đến tháng 02 (dương lịch)

- Bột ngô : 500g (có thể dùng bằng cám ba vì)
- Đỗ xanh (có vỏ) : 300g
- Đỗ tương : 500g
- Gạo lứt (đỏ) : 250g (có thể dùng gạo thường)
- Lạc (đậu phộng) : 250g
- Tôm tươi : 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Mật ong : 100g
- Cà rốt : 500g
- Bột canh : 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà 50 quả (Chỉ lấy lòng đỏ)
- Bột Khoáng PROMIX : 20g
- Nghệ tươi : 20g (chỉ cho vào 3 tháng mùa đông)

Công thức thứ 2 : CT 2
(Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)

Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)

- Gạo lứt (đỏ) : 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương : 300g
- Đỗ xanh : 500g
- Tinh bột ngô : 400g (cái này có bán tại các đại lý thực phẩm và siêu thị)
- Vừng vàng : 300g
- Tôm tươi : 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà : 50 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò : 300g
- Mật ong : 200g
- Cà rốt : 1kg
- Kỳ tử : 150g
- Bột xương cá : 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX : 20g

Cám dùng từ tháng 08 đến thàng 02 (dương lịch)

- Gạo lứt (đỏ) : 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương : 500g
- Đỗ xanh : 300g
- Tinh bột ngô : 400g
- Lạc (đậu phộng) : 300g
- Tôm tươi : 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà : 40 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò : 300g
- Mật ong : 200g
- Cà rốt : 1kg
- Kỳ tử : 300g
- Bột xương cá : 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX : 20g
- Nghệ tươi : 20g (Chỉ dùng vào 3 tháng mùa đông)

Với công thức thứ 2 này khá nặng nên tôi thấy chỉ nên áp dụng đối với chim có tuổi lồng từ 18 tháng trở lên .

Cách chế biến :

- Gạo lứt đỏ ta rang lửa to và đều tay đến khi gạo nổ hoa chanh là được . (Đối với gạo thường chúng ta rang đến khi hạt gạo trắng đều là được .)

- Đỗ tương ta rang tới khi vỏ đỗ nứt đều là OK .

- Đỗ xanh ta chỉ rang qua cho tới khi đỗ méo hạt là được .

- Vừng ta rang tới khi hết tiếng nổ lét đét là OK . Nếu là lạc thì chúng ta rang chín vàng .

- Tôm ta rửa sạch cho vào nồi rang tới khi tôm chín đỏ là OK .

- Thịt bò ta băm nhỏ hoặc xay ngay tại hàng thịt là OK .

- Cà rốt luộc chín mềm để nguội .

- Nghệ tươi cạo sạch vỏ rồi giã nhỏ .

Sau khi xong cho thành phần : Gạo + Đỗ tương + Đỗ xanh + Vừng (Lạc) + Kỳ tử . Rồi cho vào xay nhuyễn giúp chim tiêu hóa nhanh.

Tiếp đến trộn :Tôm + Lòng đỏ trứng + Mật ong + Cà rốt + Bột xương cá + Khoáng tổng hợp + Nghệ tươi.Và xay cho nhuyễn rồi trộn tất cả thành phần trên lại với nhau và cho ra máy đùn để tạo hạt cám và mang sấy khô.Nếu không có máy đùn thì để vậy cũng được.

*Cách sấy cám :

Cách sấy cám có nhiều cách tùy thuộc điều kiện anh em mà làm :

+Có thể hấp cách thủy cho cám vào trong nồi rồi cho nồi vào nồi nước sôi và hấp cho đến khi cám khô.

+Nếu thời tiết tốt thì có thể phơi nắng.

+Dùng lò vi ba,dùng cách này thì nhanh và hiệu quả.

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Chú chim chào mào như thế nào là có tố chất chim thi

Chơi chim ngoài nghe hót, mang chim đi thi cũng là 1 điều rất hay. Chú chim chào mào như thế nào là có tố chất chim thi, chim thi cần phải hội đủ các yếu tố dưới đây về hình dạng, cách chơi, cách hù dọ đối thủ... Chia sẻ anh em cách chọn chim chào mào đi thi như sau :




+Về tướng chim : Nên chọn những chú chim tướng nhỏ,dài đòn,mặt dữ.Thường những chú chim này chơi rất lâu.Chim tướng nhỏ con khi nhảy,chuyền cầu nhiều hơn những chú chim to con.Vì chim to con di chuyển chậm và nhanh đuối sức.Thường những chú chim thi đoạt giải đa số là chim nhỏ.Lúc mình mới chơi chim cũng hay chọn những chim to và thấy nó di chuyển khó khăn và chơi không bền.

+Về cách chơi : Chọn những con tính lăng xăng,siêng chuyền cầu,nhảy cầu.Những con này thường không chơi những nhảy cầu,chuyền cầu.Cái này cũng tránh trường hợp khi đi thi bị đánh rớt do chim đứng 1 chỗ không chơi.Chọn chim chớp cánh nhẹ chứ đừng bung hết cánh,chim bung cánh chơi thời gian dài sẽ nhanh mệt và dừng chơi.

+Cái nết của chú chim : Chọn những con chơi bình tĩnh,chơi từ từ.Những chú chim chơi vậy thường chơi nước hậu.Ví dụ như chim người ta ché,nạt nộ,bu lồng.Chim mình vẫn cứ chơi bình thường,chuyền cầu,xổ bọng chứ không phải bu lồng theo.Nếu không tin bạn thử mang chim đi thi,để ý những chú chim mới treo lên giàn,hoặc mới mang vào cội ché ầm ầm,nạt nộ,bu lông.Rất chi là láo,những mấy em này thì vào được tới vòng 4 , 5 là hết chơi và bị loại rồi.

+Hạn chế những chú chim tật lỗi : Cái này hay mắc phải,nhớ xem kỹ chim có lộn mèo,ngoái cổ,bu lồng không.Chim lộn mèo thường chơi sẽ bị mất sức và bị loại sớm.Những con thường chơi khoảng 30 phút,khi không chơi lại thường lộn mèo,bám nóc lồng,bu lông ( bu lồng có trường hợp do chim chưa căng lửa).Nên cần chú ý vấn đề này,cứ cho chim chơi 30 phút xem sao.

+Giọng chú chim phải làm con khác sợ hãi : giọng hót thì chọn con nào xổ bọng to,rát.Giọng ché thì dài và to.Những giọng vậy sẽ đè được những chú chim khác.

+Tuổi đời chú chim: Nên chọn chim gốc bổi hoặc bổi già.Những con này do thời gian sống ngoài rừng lâu,và phải đấu tranh với những con khác nên tính rất lì và không biết sợ con nào đồng thời chúng có giọng hót rất hay và gắt.Ngược lại chim má trắng hay má lở tuy nuôi nhanh thuần và nhanh chơi nhưng lại hay sợ chim khác và chơi thất thường,thích thì chơi,không thích thì thôi.Tuy nhiên có những chú chim má trắng được huấn luyện tốt,và thường xuyên đi cội thì cũng không thua gì chim bổi già.Mình có viết bài cách chọn chim bổi già anh em vào đây tham khảo : Chào mào bổi già .

Đây là video chú chim chào mào chơi cội trên 3h tính rất lăng xăng và chơi nhanh như điện.
Hi vọng sẽ giúp phần nào cho anh em trong việc chọn chim thi, chúc anh em có chú chim hay và sớm đoạt cờ

Nguồn : chào mào hót


Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Cách quét nhớt cho lồng lên màu đẹp

Nếu bạn đang sở hữu một cái lồng chào mào đẹp,được chạm khắc tinh xảo,hoặc đơn giản chỉ là lồng chào mào tre già bình thường. Thì bạn cần trang trí một tí cho lồng chào mào đẹp hơn.

Thông thường lồng mua ngoài tiệm hoặc đặt làm thì người ta chưa quét nhớt,và nhỏ keo còn ít nên cảm giác lồng không được chắc chắn.Nên anh em mua về cần dùng keo 502 để dán lại nan cho chắc và tiến hành quét nhớt để lồng chim có màu đỏ đẹp hơn.Vừa giúp cho lồng đẹp mà còn tránh được mọt ăn nan lồng.

Hướng dẫn anh em cách quét lồng chim đơn giản.Nếu muốn đẹp và công phu hơn thì anh em tham khảo bài này : Cách làm lồng chim lên màu

+ Chuẩn bị : 1 hủ nhớt quét lồng Mobil jet oil giá khoảng 100 -150k tùy nơi



Lồng sau khi được bố trí cầu cóng , xịt keo vào cho cứng.Anh em vệ sinh sạch sẽ lồng,rồi dùng nhớt quét lồng quét vào một lớp mỏng rồi phơi khô.Sau khi khô anh em quét thêm 1 lần nữa nhưng lần này quét kỹ hơn.mục đích của lần trước là giúp cho tre ngấm dầu để giữ được màu đỏ của nhớt.Sau khi phơi lần thứ 2 khô thì anh em có thể cho chim vào được rồi.Lần này thì lồng đã có màu đỏ đẹp.Xài vậy khoảng 5 tháng quét 1 lần,để lồng luôn đẹp và chắc.

Nếu không có nhớt này anh em có thể mua nhớt xe máy cũng được,chọn loại nhớt có màu đỏ giống rượu vang đỏ đó.

Vậy là xong chúc anh em thành công và có lồng nuôi chào mào đẹp