Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Cách trị phá đuôi - phá vĩ ở chào mào


Chim chào mào phá đuôi hay còn gọi là phá vĩ làm cho đuôi nhìn rất xấu và lúc nào cũng xơ xác như cái chổi trà . Chim phá vĩ cũng có rất nhiều nguyên nhân có thể do thiếu chất, do chim bu lồng, do bản chất chú chim nuôi từ nhỏ lên có tật tự cắn đuôi hoặc do chim bị rận mạt làm chim ngứa nên tự cắn đuôi.


Chào mào phá đuôi

*Trường hợp 1 : Chào mào tự cắn vào đuôi,cánh và hay rỉa lông.

Do chim bị vi trùng sống trên người làm ngứa dẫn đến chim bị ngứa, rỉa lông, cắn cánh. Nếu chim mới bị thì anh em có thể cho tắm với nước muối pha loãng 3 lần / 1 tuần sẽ hết

Chim đã tắm nước muối pha loãng nhưng vẫn không hết thì chúng ta phải dùng biện pháp mạnh hơn đó là dùng chai thuốc BENKOCID, đây là dung dịch để diệt côn trùng, virus cho các loại gia cầm. Trong đó có chim cảnh.



Thuốc benkocid

Pha 5ml thuốc / 1 lit nước rồi cho chim tắm,tắm khoảng 2 lần là hết.Tắm xong phơi chim ra nắng khoảng 45 phút rồi cho tắm lại bằng nước sạch nha.

Ngoài việc tắm chúng ta cần kết hợp phòng bệnh bằng cách vệ sinh lồng cóng, thay bố lồng, xịt thuốc sát trùng dưới đáy lồng thường xuyên.

*Trường hợp 2 : Lông đuôi hoặc lông cánh mới ra thì bị gãy,hoặc bị gãy trong gốc.Làm cho chim thường xuyên rỉa những chỗ đó,trường hợp này không phải bị ngứa mà do chim thiếu chất,rỉa vào làm lông rụng.

Do chim bị thiếu chất trầm trọng,như canxi,đạm,vitamin.Và do ít tắm và phơi nắng cho chim.

Thay đổi cám cho chào mào ,chọn những loại cám chất lượng chứa nhiều chất canxi ( có trong tôm ) ,đạm ( trong trứng gà).Hoặc có thể tự làm cám cho chim chào mào .

 *Trường hợp 3 : Do chim bu lồng, cái này có thể do bản chất chú chim hoặc do chim căng quá dẫn đến bu lồng. Cái này thì anh em chuyển qua lồng vuông hoặc các lồng hạn chế bu sẽ đỡ hơn. Chúc vui


Related Posts:

  • Bài 1. Chọn chim chào mào     Mục đích của bài viết là giúp cho anh em mới chơi chào mào có cái nhìn rõ ràng hơn khi đánh giá một chú chim chào mào. Từ đó giúp có những lựa chọn chính xác hơn.    Để chọn được chim, thì đầu tiên ch… Read More
  • Chào mào hót, cách chăm sóc, dợt dãiĐể chăm sóc 1 chú chào mào từ lúc bẫy về đến lúc chào mào hót ,chơi cội là một quá trình dài.Cần sự kiên trì rất lớn.1/ Chim bổi mới bắt về: Cần mất khoảng 4 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù … Read More
  • Cách nuôi chim Huýt Cô tổng hợpHướng dẫn anh em cách nuôi chim Huýt Cô tổng hơp. Chim huýt cô hay còn gọi là vàng nghệ.1. Nhận biết Huýt Cô trống máiKhi ta bắt được ổ chim thì con trống thường đầu to, mình to, nhỏ hơn là con mái. Nếu chim mua ở tiệm t… Read More
  • Bài 6. Chăm sóc, sưởi ấm chim mùa đôngChào mào là loài chim ưa nắng, nên mùa đông lạnh làm cho chim tụt lửa và dễ mắc bệnh dẫn đến chết. Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý trong việc chăm sóc chim mùa đông.- Thức ăn cho chim: Chim thuần rất nhạy cảm với cám nên việc… Read More
  • Bài 3. Phòng tránh và chữa trị các tật lỗi của chim chào mào    Tật lỗi của chim chào mào là điều không thể tránh khỏi khi thuần dưỡng chim. Lắm tài thì nhiều tật, đôi khi những chú chim hay lại rất dễ mắc tật lỗi làm cho người chơi bỏ thì thương và vương thì tội. Vậy làm th… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét