Chào Mào chơi cánh + đuôi quá đỉnh
Mời các bác xem,em Chào Mào Bình Định chơi cánh + đuôi, chơi nhanh quá. Đối diện em nó là em Bạch Tạng.Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013
Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013
Bệnh rụng lông ở vẹt – cách phòng ngừa và chữa trị
Bệnh rụng lông ở vẹt là một vấn đề đáng lưu tâm mà không phải ai cũng biết cách chăm sóc và chữa trị. Dưới đây là những cách đơn giản để phòng ngừa hay ngăn chặn dấu hiệu rụng lông.
Thứ tự các bước:
1. Dành cho vẹt một chế độ ăn uống lành mạnh. Việc này chủ yếu bao gồm những thức ăn chất lượng cao, thức ăn viên không tẩm màu như Roudybush và bổ sung thường xuyên rau tươi cùng các loại hạt hoặc các loại thức ăn nhẹ khác.
2. Một phần của bệnh rung lung là vì vẹt bị street - Dành cho vẹt một cái chuồng với nhiều đồ chơi. Đánh giá xem chuồng có đủ rộng rãi để tạo cho vẹt thoải mái với đồ chơi của nó hay không (mặc dù vẫn phải ưu tiên không gian dành cho vẹt)
3. Gây chú ý và tạo sự vui vẻ thoải mái cho vẹt. Trừ khi vẹt của bạn có thêm một người bạn, còn không, bạn nên dành cho vẹt ít nhất 1 giờ để chơi với nó. Nếu bạn không có thời gian hoặc không thường xuyên cho vẹt ra khỏi chuồng thì hãy xem xét mua cho vẹt thêm một người bạn.
4. Đưa vẹt đến bác sỹ thú y. Thường xuyên rụng lông sẽ gây cảm giác đau đớn và thoạt nhìn con vẹt có vẻ khỏe mạnh nhưng bên trong nó rất có thể có một vài vấn đề sức khỏe nào đó.
5. Thỉnh thoảng tỉa lông cho vẹt. Tìm hiểu cách tỉa lồng, đưa vẹt đến chỗ chăm sóc thú cưng có chất lượng, thảo luận các vấn đề có thể xảy ra với bác sỹ thú y và nâng cao đời sống vẹt bằng mọi cách có thể.
Mẹo nhỏ:
Một số loài vẹt đặc biệt là những con bị bắt và đưa đi khi đã trưởng thành đều rụng lông vì chúng không thể sống với con người. Trường hợp này rất hiếm nhưng đã xảy ra, và nếu vẹt không thích nghi, thử đưa vẹt đến nơi giống như nơi nó bị bắt đi và nhổ lông, sau đó hãy cân nhắc đưa vẹt đến một nơi kín đáo và để vẹt bay tự do với đồng loại của nó.
Không có cách chữa trị nào cho bệnh rụng lông vẹt hiệu quả bằng việc kiên nhẫn và cố gắng. Nếu con vẹt của bạn nằm trong số trường hợp rụng lông nghiêm trọng, hãy sẳn sàng đối mặt với những khó khăn, việc chữa trị cho vẹt có thể sẽ rất cực nhọc nhưng hi vọng các bạn cố gắng
Chú ý:
1. Khi cho vẹt làm quen với bạn mới, đừng quên cho cả 2 con đi kiểm tra thú ý và tách con mới trong sáu tuần để kiểm dịch.
2. Không thay đổi đột ngột chế độ ăn uống của vẹt, nếu không bệnh rụng lông sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thay đổi dần dần và kéo dài quá trình trong vài tuần.
3. Đừng quá lo sợ. Vẹt rất nhạy cảm với tâm trạng của bạn - nó cần sự thoải mái, yên bình và sẽ không rụng lông.
Thứ tự các bước:
1. Dành cho vẹt một chế độ ăn uống lành mạnh. Việc này chủ yếu bao gồm những thức ăn chất lượng cao, thức ăn viên không tẩm màu như Roudybush và bổ sung thường xuyên rau tươi cùng các loại hạt hoặc các loại thức ăn nhẹ khác.
2. Một phần của bệnh rung lung là vì vẹt bị street - Dành cho vẹt một cái chuồng với nhiều đồ chơi. Đánh giá xem chuồng có đủ rộng rãi để tạo cho vẹt thoải mái với đồ chơi của nó hay không (mặc dù vẫn phải ưu tiên không gian dành cho vẹt)
3. Gây chú ý và tạo sự vui vẻ thoải mái cho vẹt. Trừ khi vẹt của bạn có thêm một người bạn, còn không, bạn nên dành cho vẹt ít nhất 1 giờ để chơi với nó. Nếu bạn không có thời gian hoặc không thường xuyên cho vẹt ra khỏi chuồng thì hãy xem xét mua cho vẹt thêm một người bạn.
4. Đưa vẹt đến bác sỹ thú y. Thường xuyên rụng lông sẽ gây cảm giác đau đớn và thoạt nhìn con vẹt có vẻ khỏe mạnh nhưng bên trong nó rất có thể có một vài vấn đề sức khỏe nào đó.
5. Thỉnh thoảng tỉa lông cho vẹt. Tìm hiểu cách tỉa lồng, đưa vẹt đến chỗ chăm sóc thú cưng có chất lượng, thảo luận các vấn đề có thể xảy ra với bác sỹ thú y và nâng cao đời sống vẹt bằng mọi cách có thể.
Mẹo nhỏ:
Một số loài vẹt đặc biệt là những con bị bắt và đưa đi khi đã trưởng thành đều rụng lông vì chúng không thể sống với con người. Trường hợp này rất hiếm nhưng đã xảy ra, và nếu vẹt không thích nghi, thử đưa vẹt đến nơi giống như nơi nó bị bắt đi và nhổ lông, sau đó hãy cân nhắc đưa vẹt đến một nơi kín đáo và để vẹt bay tự do với đồng loại của nó.
Không có cách chữa trị nào cho bệnh rụng lông vẹt hiệu quả bằng việc kiên nhẫn và cố gắng. Nếu con vẹt của bạn nằm trong số trường hợp rụng lông nghiêm trọng, hãy sẳn sàng đối mặt với những khó khăn, việc chữa trị cho vẹt có thể sẽ rất cực nhọc nhưng hi vọng các bạn cố gắng
Chú ý:
1. Khi cho vẹt làm quen với bạn mới, đừng quên cho cả 2 con đi kiểm tra thú ý và tách con mới trong sáu tuần để kiểm dịch.
2. Không thay đổi đột ngột chế độ ăn uống của vẹt, nếu không bệnh rụng lông sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Thay đổi dần dần và kéo dài quá trình trong vài tuần.
3. Đừng quá lo sợ. Vẹt rất nhạy cảm với tâm trạng của bạn - nó cần sự thoải mái, yên bình và sẽ không rụng lông.
Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013
Chăm sóc chào mào chuyển vùng
Khi chuyển chim Chào Mào từ vùng này sang vùng khác thì sẽ gặp trường hợp Chào Mào sẽ bị lạ, sợ, và mất lửa. Do vậy khi chuyển vùng nên lưu ý một số điểm như sau để cho chú chim yêu của mình chơi được bình thường:
1. Cho ăn nhiều trái cây lên!Ăn cám tự làm! Cào Cào!
2. Khi chuyển vùng bạn nên cố định bột thức ăn cho chim, cho ăn bột đang ăn nên ăn nhiều hoa quả và nếu được bạn cũng nên mang theo ít nước từ ngoài kia vào để trộn với nước mới cho em nó uống sẽ rất ít rụng hoặc thay lông.
3. Nếu quên không mang theo nước của vùng cũ thì khi vào vùng mới nên lấy nước mới thấm vào mỏ chim để chim thích nghi, sau đó mới cho uống nước mới. Không nên cho uống nước mới liền.
4. Nếu sợ chim bị nhát khi làm cách thứ 3, thì có thể pha chút mật ong vào nước mới để chim uống khoảng 3 ngày, rồi giảm hàm lượng mật ong xuống cho thành nước trắng. Mất khoảng 1 tuần là OK.
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
Lồng chim tiền tỉ của đại gia Việt
Lồng chim chào mào,họa mi,sơn ca, tiền tỉ
Những chiếc lồng chim quý hiếm...
Chiếc lồng làm bằng chất liệu ngà, các nan lồng làm bằng đồi mồi có giá khoảng 1 tỷ đồng
... nên coong chim cũng được trạm khắc rất cầu kì, tinh xảo
Các họa tiết phụ luôn là điểm nhấn, tạo sự khác lạ cho toàn bộ chiếc lồng
Nhiều chi tiết tinh xảo, cầu kì...
... phải ngắm nhìn thật kĩ mới nhận biết được
Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013
Chữa tật lộn cầu, lộn mèo, ngoái cổ thành công 100%
Cách trị : chào mào lộn mèo Để chữa trị tật ngoái lộn cho chào mào là một vấn đề phải nói là rất..rất khó! Hôm nay tình cờ dạo trên mạng, có bác khẳng định bệnh ngoái lộn có thể chữa hết 100% nhờ vào cách bố trí cầu trong lồng vuông! Người chia sẻ kinh nghiệm này là một cụ già, có người đã thử nghiệm và đã thành công, nhưng hình như chú chim có hiện tượng xuống lửa sau khi vào lồng như thế này! Dù sao cũng đáng để anh em tham khảo
cách bố trí cầu như sau
Với cách bố trí 4 cầu bán nguyện nhỏ như vậy thì chào mào không thể ngoái lộn được nữa, anh em hãy thử qua và cảm nhận nhé
Chúc anh em thành công và có chú chim chào mào hay.
Ủ chào mào đi thi
Chào các bạn !Về cách ủ chim trước ngày thi thì có rất nhiều kinh nghiệm khác nhau, và tuỳ vào từng loại chim, tuỳ vào thời tiết mà ủ đúng cách.Riêng với chào mào thì bản thân có tý kinh nghiệm như sau:- Phải chắc chắn là chim đã có lửa và phải là 1 chú có tố chất tốt mới nghĩ cách giữ lửa để đi thi.
Cách Ủ lửa cho chim như sau:
+ Trước thời gian thi khoảng 15 ngày ta cách ly chim khỏi khu vực ồn ào và tránh xa đồng loại, không cho chim đang ủ lửa nghe được tiếng đồng loại.
+ Hằng ngày mở áo lồng vào lúc 6h, treo nơi thoáng mát và thật yên tĩnh.
+ Gia tăng mồi tươi như cào cào, châu chấu cách ngày 1 lần - lưu ý: trong thời gian này không cho ăn cam hay quýt nhiều, chim đi ngoài nhiều nước không tốt.VD: nay cho ăn cào cào, muốn chim ăn nhiều hơn thì rút cám ra, cũng không có trái cây mà chỉ có mỗi cào cào châu châu trong đó, khi thấy chim ăn hết thì mới cho cám vào. Lưu ý: Khi đang cho ăn cc thì ngày hôm đó không nên cho ăn chuối.Hôm nay cho ăn cc, mai cho ăn chuối... khoảng 5 ngày như vậy thì cho ăn thêm 1/4 quả cam và chỉ cho ăn trong ngày, nếu chim ăn không hết cũng nên vứt đi.
+ Tắm nắng hằng ngày từ khoảng 8h đến 10h - buổi chiều từ khoảng 15h thì phơi thêm 30' - phơi nắng chiều tuy hơi hại chim nhưng đảm bảo chim ra trường thì sẽ đủ sức chiến từ sáng đến chiều.
+ Tắm nước: Cách 2 ngày tắm nước 1 lần. Tính toán sao cho lần tắm cuối cùng cách ngày thi không trùng vào lịch tắm để chim không quen thói mà tắm cóng khi ra trường thi.
+ Tập lực đều đặn hằng ngày. Tập vào lúc mở áo lồng buổi sáng là tốt nhất. khi mở áo lồng buổi sáng treo chim khoảng 15' cho chim ra giọng buổi sáng một lúc thì sang chim qua lồng lực, đuổi chim bay qua lại khoảng 100 - 150 lần thì nghỉ, sang chim qua lại lồng ở, treo chim cho nghỉ ngơi, đến khoảng 8h thì phơi nắng.Nếu vào đúng lịch ngày tắm thì sau khi cho chim tập lực xong, cho nghỉ ngơi đến 8h đem phơi nắng nhẹ 15' rồi cho tắm, tắm xong phơi nắng 2 tiếng, xong tủ 1/2 áo lồng treo chim chỗ thoáng mát...Chú ý: Thay nước uống mỗi buổi sáng, làm vệ sinh lồng 2 ngày/lần. Treo chim nơi thoáng mát nhưng không có gió lùa. Cách ly chim hoàn toàn, để chim yên tĩnh.Tập lực như vậy đến trước ngày thi 5 ngày thì cho nghỉ ngơi không tập nữa.Trước ngày thi 1 ngày: buổi chiều khoảng 17h, nếu có chim mái thì thả chung chim mái vào quan sát nếu thấy chúng quấn nhau thì tủ lồng treo cho ngủ chung 1 đêm trước ngày ra trận.Ngày ra trận: Sáng dậy sớm, khoảng 5h30' chuyển chim mái ra, vô đủ nước uống, lấy cám ra, cho khoảng 5 - 7 con cc non tủ lồng lại để nơi có ánh sáng cho chim ăn. Trước giờ lên đường cho cám vào, đặt vào thêm 1/2 quả cam - Lưu ý nên moi hết hột cam mới cắm vào lồng cho chim ăn, rồi tủ lồng lại ra xe lên đường đến chiến trường cho e nó xung trận.
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
Chào mào giá ngàn đô
Cận cảnh con chim chào mào độc giá hơn nghìn đô.
Chim chào mào có mỏ và chân màu đỏ hồng rất đặc biệt. Có người muốn mua với giá 20 triệu đồng
nhưng chủ nhân không bán.
Thay vì chân, mỏ và chòm lông mũ trên đầu màu đen như bình thường, thì chú chim chào mào (còn gọi là chim đội mũ) của anh Nguyễn Văn Sến (44 tuổi, ở thôn Gò Rô, xã Trà Phong, H.Tây Trà, Quảng Ngãi) lại có mỏ và chân màu đỏ hồng còn mũ và xung quanh 2 má là những chòm lông trắng đỏ.
Anh Sến cho biết cách đây hơn 1 tuần, có người mang con chim này đi qua nhà, thấy lạ nên hỏi mua. Sau nhiều lần thương lượng, người này đồng ý bán với giá 10 triệu đồng. Là người đam mê và chơi chim chào mào gần 20 năm, thế nhưng chưa bao giờ anh Sến gặp chú chim chào mào nào lạ như vậy.
Cách đây vài hôm, có người chơi chim từ TP.Quảng Ngãi nghe tiếng nên đến đòi mua với giá 20 triệu đồng, nhưng anh Sến không bán.
nhưng chủ nhân không bán.
Thay vì chân, mỏ và chòm lông mũ trên đầu màu đen như bình thường, thì chú chim chào mào (còn gọi là chim đội mũ) của anh Nguyễn Văn Sến (44 tuổi, ở thôn Gò Rô, xã Trà Phong, H.Tây Trà, Quảng Ngãi) lại có mỏ và chân màu đỏ hồng còn mũ và xung quanh 2 má là những chòm lông trắng đỏ.
Anh Sến cho biết cách đây hơn 1 tuần, có người mang con chim này đi qua nhà, thấy lạ nên hỏi mua. Sau nhiều lần thương lượng, người này đồng ý bán với giá 10 triệu đồng. Là người đam mê và chơi chim chào mào gần 20 năm, thế nhưng chưa bao giờ anh Sến gặp chú chim chào mào nào lạ như vậy.
Cách đây vài hôm, có người chơi chim từ TP.Quảng Ngãi nghe tiếng nên đến đòi mua với giá 20 triệu đồng, nhưng anh Sến không bán.
Chăm chào mào cho người bắt đầu
1/ Chào mào bổi mới bắt về: mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn rất nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.
2/ Sau 3 tháng quân trường, nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ ... Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào, giai đoạn này tối kỵ việc để cóng cám hoặc trái cây thừa mứa trong lồng - việc này hơi khó thực hiện - con chim của bạn phải luôn luôn đói nhưng không được chết đói. Bạn phải làm cho nó hiểu là "mỗi khi bạn đến gần lồng chim là chỉ để cho ăn" dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng húm khi nom thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ rồi.
3/ Sau quá trình trên thường thì chim sẽ thay lông, đây là thời điểm chăm sóc đặc biệt vừa cung cấp năng lượng cho đợt thay lông mất 2-3 tháng, vừa dự trữ năng lượng cho việc tập dượt, đấu đá sau khi thay lông xong. Chế độ chăm sóc chim trong thời gian thay lông thì chắc tôi không bàn thêm nữa. Sau khi xong lông (xong hẳn nhé - khi nào cho chim tắm xong khoảng 3-5 phút là lông chim khô, bóng mượt) là bắt đầu chế độ tập dượt. Lúc này nếu treo một mình thì chim của bạn đã sổ cả ngày rồi, nhưng nó cần đi thi thố tài năng, qua mỗi đợt như vậy, nết chơi của nó sẽ đa dạng dần lên, chim sẽ dữ dằn hơn, nó sẽ dần trổ hết bài mà khi đứng một mình nó không "thi triển".Cách dượt thì cũng đơn giản, ai cũng biết rồi - là xách chim đến nhừng tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại. Nhưng có điều bạn lưu ý là những lần đầu đem chim đi, bạn phải tủ kín áo lồng lại, tuyệt đối không cho nó nhìn thấy chim khác, chỉ cho nghe thôi. làm như vậy khi trở về nhà nó rất xung (tất cả bài vở của nó, nó sẽ tập dượt, ôn luyện ở nhà, sau khi đi dượt về, chứ không phải ở tụ điểm dượt chim đâu) Mỗi tuần mở áo lồng cho nó nhìn ngắm chiến hữu khoảng 2 lần mỗi lần khoảng 10-15 phút là đủ nhưng phải để xa, không được xáp gần. Cứ tập dượt như vậy khoảng 2-3 tháng là em nó xung lắm lắm, thậm chí có khi nó còn bố láo hơn cả chim sành nhưng bạn phải thật kiên trì nhẫn nhịn phải giữ nguyên chế độ tập dượt như vậy tuyệt đối không cho sáp chim mà chỉ cho mở áo lâu hơn, để thời gian dượt lâu hơn dần lên thôi. Nhiều người do bị khích mà làm bể một con chim đang xung cũng vì vậy lý do là: tuy nhìn thấy chim xung vậy thôi, nhưng đó là xung xổi, khác xa với chim sành nó có tinh tướng riêng của nó. mấy ku xung xổi mới lên nhìn bố láo bố lếu thế thôi chứ bị nẹt sợ một lần là coi như đi đứt cả quá trình chăm sóc tập dượt gian khổ. Đây là thời điểm hưởng thụ của chủ chim. Ở quầy thì chim ra dáng ra giọng đấu đá, về nhà thì ức chơi đủ bài vở. Chim cứ xung như vậy mà giữ được 2-3 mùa lông thì gọi là chim sành. Lúc này, chủ chim chỉ còn việc hưởng thụ thôi.
- Chọn chim thuần, chim đã sành
Nếu có duyên, có cơ hội, có điều kiện mua hay đổi lấy một con CM đã sành sỏi về nuôi thì theo tôi là cũng tốt. Mặc dù mất đi cái cảm giác thích thú khi thấy em nó tiến bộ từng ngày, mất đi cảm giác chinh phục thành công một thử thách cam go, mất đi cái thú chăm bẵm cho em chim. Nhưng bù lại, mình được hưởng thụ ngay. Mình được sở hữu ngay một dáng, nết, giọng mà mình thích.
Khi chọn mua một con chim thì điều đầu tiên là bạn phải thích nó đã, rồi mới xét tiếp – nếu không thích, hoặc còn lăn tăn thì không cố mua. Tôi vẫn thường nói chuyện với AE đã mua thì mua cho đáng, không thì thôi chứ cố lôi về cả đống chim, tốn cả đống tiền rồi đến lúc lọc lựa ra cũng chỉ còn được có vài ba con thôi – chi bằng khi đi đâu đó mà thấy thích con nào đó, hãy hỏi giá rồi rút đúng = từng ấy tiền … cất đi, coi như đã mua. Rồi đếm xem khi nào “mua” đủ khoảng 10 con theo kiểu ấy rồi, thì mình sách hết tiền ra mua 2 con thực sự về chơi. Thử vậy xem có hiệu quả hơn không !
Trở lại việc chọn mua chim - vấn đề là chọn như thế nào!
Trước hết là về dáng: tôi xin đưa ra tất cả những tiêu chuẩn mà tôi cho là đạt để các bạn tham khảo. Nhìn vào con chim nó cân đối từ đỉnh mào đến chóp đuôi là đẹp. Chi tiết thì cơ bản là:
- Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ - không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ - chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.
- Yếm: theo tôi thì chính cái yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con CM. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ CM mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp (hàng này hơi bị hiếm).
- Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.
- Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – điểm xuyến mà lệch lạc thì còn ý nghĩa jì !?. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.
- Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi. Các bạn chú ý đặc điểm này để đánh giá về cái hầu cho chính xác. Đôi khi con chim nó có hầu to nhưng mà do phần lông chỗ đó bị bết lại, hoặc bị rụng đi thì nhìn thấy nhỏ hoặc ngược lại, hầu nhỏ nhưng do lông xù lên lại cứ tưởng là to … Để nhìn chính xác thì các bạn nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm ấy, nó đưa ra làm cho phần hầu căng to ra là com chim có hầu to và ngược lại, còn chỉ nhìn lông lá mà xét thì dễ bị nhầm lắm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại chim hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.
- Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.
- Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.
- Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự - giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.
- Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!
- Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.
- Chân: đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.
- Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.
- Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.
Tổng hợp cách chăm sóc chào mào bổi mới bắt về
Xin chào toàn thể ACE đam mê chào mào, nhằm giúp cho ACE mới tham gia vào nghề chơi chào mào có được những thông tin cơ bản về cách chọn nuôi, chăm sóc, tập dợt, .... Tôi xin giới thiệu đến các bạn bài viết: "CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÀO MÀO BỔI".
Dưới đây vừa là trao đổi, vừa là đặt vấn đề, có thể có những ý kiến chủ quan của tôi không đúng, các bạn thoải mái trao đổi lại.
I/.Bình thường phải mất khoảng 6 - 12 tháng nuôi và tập dợt thì mới có được một con chào mào để chơi. Các giai đoạn có thể chia ra như sau:
1/ Chim bổi mới bắt về:
+ Đối với chim bẩy đấu, ít nhất phải mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra.(trường hợp chim ít nhảy, chịu hót thì trùm áo ½ lồng vài ngày cho chim quen với lồng. Sau đó hé ra từ từ cho đến khi không trùm áo nữa). Đối với chim mua ở tiệm thì đa số chim không quá nhát do đã được chọn lọc và nuôi nhốt 1 thời gian trước khi mang ra tiệm bán. Khi mua về nuôi ta vẫn trùm áo lồng nhưng tùy theo từng con mà có cách trùm áo lồng hợp lý, nếu chim không quá nhát và nhảy tung lồng thì cũng không nên trùm áo lồng nhằm tránh làm cho chim thêm nhát vì ít tiếp xúc với bên ngoài. Chú ý trong thời gian này (tùy theo bản chất từng con chim nhát nhiều, nhát ít, có con về nuôi vài ngày là đứng lồng) mà ta nên tập cho chim tắm nước và phơi nắng (phương pháp tập cho chim tắm tôi sẽ trình bày ở phần khác).
2/ Trường hợp chọn chim bổi già rừng:
+ Nếu mới bắt đầu chơi CM thì theo tôi là không nên chơi chim bổi già rừng, vì dễ nản lắm. Lúc mới bắt về còn mướt mát thế mà sau một thời gian ngắn thôi là nhìn em chim nó xác sơ, đầu mào, đuôi cánh toe toét hết. Nhác thấy bóng người là nhẩy thúc tưng bừng. Tuy nhiên nếu bạn thích chọn nuôi bổi già rừng thì có một số đặc điểm để có thể nâng cao xác xuất chọn được một con chim hay.
Việc chọn được một con ưng ý trong lồng bổi đã khó rồi, việc bắt ra cho đúng là nó là điều khó gấp chục lần – khi mà lồng bổi có cả trăm con, đến gần là chúng bay tán loạn lên, chủ quầy bắt ra đâu có gì đảm bảo đó đúng là con chim bạn chọn. Vì vậy, khi chọn được chim rồi, bạn phải để ý một đặc điểm nhận dạng đặc biệt nào đó để yêu cầu chủ quầy bắt ra cho đúng con chim bạn chọn (một vệt phân trắng dính trên cánh hoặc là một cọng lông tơ vướng ở ngón chân chẳng hạn).
Khi chọn chim thì cần ngồi im mà nhìn, hạn chế cử động. Thông thường nên chọn vị trí ngồi cố định, dễ quan sát, và thời gian ngồi từ 30’ đến 2h. Đi lựa chim trong lồng bổi mà xông xáo quanh lồng thì có mà cả ngày chẳng lựa được con nào. Bạn nên đi chọn vào lúc khoảng 9h30 – 10h sáng hoặc 2h30-3h chiều là tiện nhất, vì lúc này đa phần chim đã no rồi, nó ít bay nhảy nếu không bị động lồng, với lại giờ đó mà có con nào còn mon men đi tìm ăn thì nên bỏ qua đi, con đó yếu quá không tranh lại mấy con khác ngay trong lồng bổi thì còn để ý làm jì!? Hơn nữa đi chọn vào giờ đó thì nắng ấm làm bộ lông của nó ôm vào người hơn dễ chọn dáng hơn.
+ Chọn bổi già thì bạn cần phải nhìn tướng con chim, thấy nó cân đối, đẹp là được. Mình chim thon, dài, được quả lưng hơi gù thì đẹp. Chim bổi trong lồng tập thể thì không lộ nhiều thông tin cho mình chọn đâu. Chỉ cần xem mào có dài, dầy không. Bộ yếm càng đậm càng tốt. Chọn chim có mặt to nhưng không bị xù lông, mình dài, đuôi, cánh dài là đẹp. Đầu mào, đuôi phải còn nguyên, không toét ra là chim khôn, hoảng bay thúc lồng nhưng biết giữ cho không bị tổn thương (Lồng bổi thì thường được bọc = lưới ruồi nên chim ít bị toác đầu nhưng nếu chim đần thì bộ đuôi vẫn bị xơ).
Chân nhỏ, cao, ngón chân to, dài, móng phải còn nguyên (chắc rồi, chứ mà bàn chân 4 ngón cưa 2 còn 2 thì nói chi nữa …!??), móng to, ngắn và cong đều là đẹp. Chọn chim mỏ mảnh,mỏ phải ngắn, hai mép rộng, xương hàm bạnh ra là tốt. Chọn hai mí đều nhau, gọn. Khi nhắm được một con rồi thì bạn nên so sánh nó với mấy đứa chung quanh, thấy nó có phần nhỉnh hơn thì yên tâm bắt nó ra được rồi.
3/Tập ăn cám: => Cách vào cám cho chào mào bổi
+ Chào mào bổi mới bắt về, bạn phải tập cho ăn cám nếu không, nó chết chắc. Cách tập rất đơn giản - bạn lột trần truồng quả chuối ra, lấy khoảng 1/3 quả rồi bỏ vào trong cóng cám, đổ cám đầy lên sao cho lộ một phần quả chuối trên mặt cóng cám là được - cứ để như vậy chim nó ăn chuối + liếm láp cám, dần dần nó sẽ biết ăn cám.
Mất tầm 5-7 ngày để tập cho chim ăn cám. Hoặc cách khác: bạn xẻ dọc quả chuối ra, bẻ ra cho thành như một cái máng rồi đổ đầy cám vào đó cho chim ăn - thường thì ăn hết chừng 3 "máng" là chim ăn cám được rồi. Cũng có bạn tập cho chim ăn cám rất đơn giản, chỉ cần cho 1 trái chuối đả lột vỏ phần đầu + 1 cóng cám + 1 cóng nước. Chim khi ăn hết chuối ( khỏang 2 ngày) thì chim sẽ đói và quay sang ăn cám.
+ Muốn biết chim có ăn cám hay không chỉ cần nhìn vào lượng phân chim thải ra ở bố lồng. Lý do là đa số chim mua ở tiệm về là chim đã biết ăn cám.
4/Tập cho dạn: => Thuần chào mào bổi dạn người
+ Bản chất của chim hay thú hoang nói chung là nhát người, khi bị bắt giam thì chúng sợ thêm đồ vật và thú nuôi khác nữa. Vì vậy khi bắt đầu nuôi chim bổi thì trước tiên bạn phải để chim làm quen với sự hiện diện của con người, thú nuôi và đồ vật chung quanh nó.
Tốt nhất là để cho nó tự thích nghi dần dần bằng cách tủ áo như phần trên, treo ở nơi hay có người qua lại, dần dần nó thấy con người không nguy hiểm như nó tưởng. Muốn chim mau dạn thì phải để cho nó luôn luôn đói (đừng để đói quá nó chầu zời mất). Hàng ngày bạn cho nó ăn 2-3 lần, canh sao đó để khi bạn cho ăn là lúc em nó đói lả lơi, rồi cho ăn cầm hơi thôi.
Buổi sáng bạn đến vén áo lồng ra, lạnh lùng bỏ vài hạt cám hoặc một mẩu chuối vào lồng rồi bỏ đi, đi biền biệt đến trưa mới đến, vén áo lồng ra, lạnh lùng … cứ thế đến khi nào bạn đến mà nó nhón nhón lên nhìn vào cóng thức ăn - thế là bạn thành công rồi – lúc này nó mong mỏi được nhìn thấy bạn lắm … Chỉ khi nào chim bắt đầu đứng lồng rồi thì mới tập cho như vậy, chim còn quá nhát thì cứ phải từ từ. Cần lưu ý là khi cho chim đói thì phải dọn sạch sẽ bố lồng đi, nếu không đói quá nó xơi luôn … phân của nó.
+Tạo điều kiện, dụ cho chim mở miệng hót: Chim đứng trong lồng mà vươn cổ cất tiếng hót tự nhiên như ở rừng là mục đích chính của người chơi chim. Chỉ khi nào chim đã đứng lồng, coi cái lồng chim và không gian quanh nó là nhà, là địa phận của nó thì nó mới thực sự hót. Còn chưa được như thế, thì theo tôi, chưa phải là hót thực sự - mà chỉ là tiếng kêu do nhớ rừng, nhớ bầy, nhớ cặp của nó.
+ Khoảng 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.Khi nó bắt đầu sổ đều thì bạn nên thường xuyên cho nó đứng một mình, chỗ có lùm cây hoặc một chỗ khuất nào đó – càng yên tĩnh nó sẽ càng hót nhiều hơn. Giai đoạn này rất quan trọng. Đây là dịp để nó ôn lại tất cả giọng điệu vốn có của nó hồi xa xưa, hồi nó đem rêu rao khắp đồi này núi nọ - bị bặt đi một thời gian do “biến cố chính trị”, đây là lúc mà nó đem ra ôn luyện lại, lúc đầu sẽ còn ngượng ngập nhưng sẽ nhanh chóng trơn tru trở lại như hồi còn ở rừng.
5/Trường hợp chim nhát quá:
+ Khi gặp phải mấy con chim nhát quá thì bạn đừng có cố làm cho nó dạn làm gì, vì càng cố nó sẽ càng nhát thêm thôi. Con chim nó đã sợ người mà lúc nào cũng cứ lăn tăn bên nó lại còn để chỗ đông người qua lại, để xuống đất ép nó, thế thì nó càng ngày càng sợ hơn chứ dạn kiểu gì.
Trường hợp này do chim nhát quá nên dễ phát sinh tật ngoái, lộn sau này và còn nhiều tật lỗi khác nữa. Điều cần phải làm là tìm cách trấn an nó. Cho nó một khoảng không yên tĩnh, chỉ thấy thấp thoáng người cho quen dần thôi, cho nó một chỗ trú an toàn cho nó đứng đó yên tâm quan sát và làm quen từ từ. Để tự nó dạn chứ không ép, tự nó có khả năng thích nghi mà. Rồi khi sung lên thì nó sẽ dạn người dần lên.
Dưới đây vừa là trao đổi, vừa là đặt vấn đề, có thể có những ý kiến chủ quan của tôi không đúng, các bạn thoải mái trao đổi lại.
I/.Bình thường phải mất khoảng 6 - 12 tháng nuôi và tập dợt thì mới có được một con chào mào để chơi. Các giai đoạn có thể chia ra như sau:
1/ Chim bổi mới bắt về:
+ Đối với chim bẩy đấu, ít nhất phải mất 3 tháng để "trấn an", tập cho ăn cám, bước đầu làm quen với "kiếp tù chung thân". Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển lồng chim, cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra.(trường hợp chim ít nhảy, chịu hót thì trùm áo ½ lồng vài ngày cho chim quen với lồng. Sau đó hé ra từ từ cho đến khi không trùm áo nữa). Đối với chim mua ở tiệm thì đa số chim không quá nhát do đã được chọn lọc và nuôi nhốt 1 thời gian trước khi mang ra tiệm bán. Khi mua về nuôi ta vẫn trùm áo lồng nhưng tùy theo từng con mà có cách trùm áo lồng hợp lý, nếu chim không quá nhát và nhảy tung lồng thì cũng không nên trùm áo lồng nhằm tránh làm cho chim thêm nhát vì ít tiếp xúc với bên ngoài. Chú ý trong thời gian này (tùy theo bản chất từng con chim nhát nhiều, nhát ít, có con về nuôi vài ngày là đứng lồng) mà ta nên tập cho chim tắm nước và phơi nắng (phương pháp tập cho chim tắm tôi sẽ trình bày ở phần khác).
2/ Trường hợp chọn chim bổi già rừng:
+ Nếu mới bắt đầu chơi CM thì theo tôi là không nên chơi chim bổi già rừng, vì dễ nản lắm. Lúc mới bắt về còn mướt mát thế mà sau một thời gian ngắn thôi là nhìn em chim nó xác sơ, đầu mào, đuôi cánh toe toét hết. Nhác thấy bóng người là nhẩy thúc tưng bừng. Tuy nhiên nếu bạn thích chọn nuôi bổi già rừng thì có một số đặc điểm để có thể nâng cao xác xuất chọn được một con chim hay.
Việc chọn được một con ưng ý trong lồng bổi đã khó rồi, việc bắt ra cho đúng là nó là điều khó gấp chục lần – khi mà lồng bổi có cả trăm con, đến gần là chúng bay tán loạn lên, chủ quầy bắt ra đâu có gì đảm bảo đó đúng là con chim bạn chọn. Vì vậy, khi chọn được chim rồi, bạn phải để ý một đặc điểm nhận dạng đặc biệt nào đó để yêu cầu chủ quầy bắt ra cho đúng con chim bạn chọn (một vệt phân trắng dính trên cánh hoặc là một cọng lông tơ vướng ở ngón chân chẳng hạn).
Khi chọn chim thì cần ngồi im mà nhìn, hạn chế cử động. Thông thường nên chọn vị trí ngồi cố định, dễ quan sát, và thời gian ngồi từ 30’ đến 2h. Đi lựa chim trong lồng bổi mà xông xáo quanh lồng thì có mà cả ngày chẳng lựa được con nào. Bạn nên đi chọn vào lúc khoảng 9h30 – 10h sáng hoặc 2h30-3h chiều là tiện nhất, vì lúc này đa phần chim đã no rồi, nó ít bay nhảy nếu không bị động lồng, với lại giờ đó mà có con nào còn mon men đi tìm ăn thì nên bỏ qua đi, con đó yếu quá không tranh lại mấy con khác ngay trong lồng bổi thì còn để ý làm jì!? Hơn nữa đi chọn vào giờ đó thì nắng ấm làm bộ lông của nó ôm vào người hơn dễ chọn dáng hơn.
+ Chọn bổi già thì bạn cần phải nhìn tướng con chim, thấy nó cân đối, đẹp là được. Mình chim thon, dài, được quả lưng hơi gù thì đẹp. Chim bổi trong lồng tập thể thì không lộ nhiều thông tin cho mình chọn đâu. Chỉ cần xem mào có dài, dầy không. Bộ yếm càng đậm càng tốt. Chọn chim có mặt to nhưng không bị xù lông, mình dài, đuôi, cánh dài là đẹp. Đầu mào, đuôi phải còn nguyên, không toét ra là chim khôn, hoảng bay thúc lồng nhưng biết giữ cho không bị tổn thương (Lồng bổi thì thường được bọc = lưới ruồi nên chim ít bị toác đầu nhưng nếu chim đần thì bộ đuôi vẫn bị xơ).
Chân nhỏ, cao, ngón chân to, dài, móng phải còn nguyên (chắc rồi, chứ mà bàn chân 4 ngón cưa 2 còn 2 thì nói chi nữa …!??), móng to, ngắn và cong đều là đẹp. Chọn chim mỏ mảnh,mỏ phải ngắn, hai mép rộng, xương hàm bạnh ra là tốt. Chọn hai mí đều nhau, gọn. Khi nhắm được một con rồi thì bạn nên so sánh nó với mấy đứa chung quanh, thấy nó có phần nhỉnh hơn thì yên tâm bắt nó ra được rồi.
3/Tập ăn cám: => Cách vào cám cho chào mào bổi
+ Chào mào bổi mới bắt về, bạn phải tập cho ăn cám nếu không, nó chết chắc. Cách tập rất đơn giản - bạn lột trần truồng quả chuối ra, lấy khoảng 1/3 quả rồi bỏ vào trong cóng cám, đổ cám đầy lên sao cho lộ một phần quả chuối trên mặt cóng cám là được - cứ để như vậy chim nó ăn chuối + liếm láp cám, dần dần nó sẽ biết ăn cám.
Mất tầm 5-7 ngày để tập cho chim ăn cám. Hoặc cách khác: bạn xẻ dọc quả chuối ra, bẻ ra cho thành như một cái máng rồi đổ đầy cám vào đó cho chim ăn - thường thì ăn hết chừng 3 "máng" là chim ăn cám được rồi. Cũng có bạn tập cho chim ăn cám rất đơn giản, chỉ cần cho 1 trái chuối đả lột vỏ phần đầu + 1 cóng cám + 1 cóng nước. Chim khi ăn hết chuối ( khỏang 2 ngày) thì chim sẽ đói và quay sang ăn cám.
+ Muốn biết chim có ăn cám hay không chỉ cần nhìn vào lượng phân chim thải ra ở bố lồng. Lý do là đa số chim mua ở tiệm về là chim đã biết ăn cám.
4/Tập cho dạn: => Thuần chào mào bổi dạn người
+ Bản chất của chim hay thú hoang nói chung là nhát người, khi bị bắt giam thì chúng sợ thêm đồ vật và thú nuôi khác nữa. Vì vậy khi bắt đầu nuôi chim bổi thì trước tiên bạn phải để chim làm quen với sự hiện diện của con người, thú nuôi và đồ vật chung quanh nó.
Tốt nhất là để cho nó tự thích nghi dần dần bằng cách tủ áo như phần trên, treo ở nơi hay có người qua lại, dần dần nó thấy con người không nguy hiểm như nó tưởng. Muốn chim mau dạn thì phải để cho nó luôn luôn đói (đừng để đói quá nó chầu zời mất). Hàng ngày bạn cho nó ăn 2-3 lần, canh sao đó để khi bạn cho ăn là lúc em nó đói lả lơi, rồi cho ăn cầm hơi thôi.
Buổi sáng bạn đến vén áo lồng ra, lạnh lùng bỏ vài hạt cám hoặc một mẩu chuối vào lồng rồi bỏ đi, đi biền biệt đến trưa mới đến, vén áo lồng ra, lạnh lùng … cứ thế đến khi nào bạn đến mà nó nhón nhón lên nhìn vào cóng thức ăn - thế là bạn thành công rồi – lúc này nó mong mỏi được nhìn thấy bạn lắm … Chỉ khi nào chim bắt đầu đứng lồng rồi thì mới tập cho như vậy, chim còn quá nhát thì cứ phải từ từ. Cần lưu ý là khi cho chim đói thì phải dọn sạch sẽ bố lồng đi, nếu không đói quá nó xơi luôn … phân của nó.
+Tạo điều kiện, dụ cho chim mở miệng hót: Chim đứng trong lồng mà vươn cổ cất tiếng hót tự nhiên như ở rừng là mục đích chính của người chơi chim. Chỉ khi nào chim đã đứng lồng, coi cái lồng chim và không gian quanh nó là nhà, là địa phận của nó thì nó mới thực sự hót. Còn chưa được như thế, thì theo tôi, chưa phải là hót thực sự - mà chỉ là tiếng kêu do nhớ rừng, nhớ bầy, nhớ cặp của nó.
+ Khoảng 3 tháng nó đã bắt đầu sổ đều, nhưng còn nhát, tuy nhiên được như thế là nó đã vượt qua thử thách lớn nhất rồi.Khi nó bắt đầu sổ đều thì bạn nên thường xuyên cho nó đứng một mình, chỗ có lùm cây hoặc một chỗ khuất nào đó – càng yên tĩnh nó sẽ càng hót nhiều hơn. Giai đoạn này rất quan trọng. Đây là dịp để nó ôn lại tất cả giọng điệu vốn có của nó hồi xa xưa, hồi nó đem rêu rao khắp đồi này núi nọ - bị bặt đi một thời gian do “biến cố chính trị”, đây là lúc mà nó đem ra ôn luyện lại, lúc đầu sẽ còn ngượng ngập nhưng sẽ nhanh chóng trơn tru trở lại như hồi còn ở rừng.
5/Trường hợp chim nhát quá:
+ Khi gặp phải mấy con chim nhát quá thì bạn đừng có cố làm cho nó dạn làm gì, vì càng cố nó sẽ càng nhát thêm thôi. Con chim nó đã sợ người mà lúc nào cũng cứ lăn tăn bên nó lại còn để chỗ đông người qua lại, để xuống đất ép nó, thế thì nó càng ngày càng sợ hơn chứ dạn kiểu gì.
Trường hợp này do chim nhát quá nên dễ phát sinh tật ngoái, lộn sau này và còn nhiều tật lỗi khác nữa. Điều cần phải làm là tìm cách trấn an nó. Cho nó một khoảng không yên tĩnh, chỉ thấy thấp thoáng người cho quen dần thôi, cho nó một chỗ trú an toàn cho nó đứng đó yên tâm quan sát và làm quen từ từ. Để tự nó dạn chứ không ép, tự nó có khả năng thích nghi mà. Rồi khi sung lên thì nó sẽ dạn người dần lên.
Kỹ thuật nuôi chim Chào Mào sinh sản toàn tập
Kỹ thuật nuôi chim Chào Mào sinh sản toàn tập
Trong vài năm gần đây, ở nước ta đã có một số phân loài Chào Mào có nguy cơ bị tuyệt chủng, do nạn săn bắt quá độ...điều này không chỉ gây hại cho hệ trường sinh tái mà còn đe dọa nghiêm trọng đến nguồn đa dạng sinh học Việt Nam . Chính vì thế, mà việc lai tạo & nhân giống các dòng chim Chào Mào, trở nên cấp thiết và có vai trò ngày càng trọng như hiện nay...
Bên cạnh, ý nghĩa bảo tồn & sinh học, ta có thể nói rằng:" Nuôi Chào Mào sinh sản còn là một thú vui tao nhã và khá độc đáo đối với các nghệ nhân ". Nó giúp ta biết yêu thương, mang đến cho ta lòng nhẫn nại và rèn cho ta cả đức hy sinh. Nói thì dễ nhưng làm lại khó, đó là một công việc khá vất vả và không đơn giản chút nào. Nhân đây, bài viết là này nhằm mục đích cung cấp một số thông tin cho những nghệ nhân đang có tâm huyết với nghề, để gây dựng lại các nòi Chào Mào quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học - cũng như phổ biến củng cố thú chơi của mình ngày càng mạnh mẽ và bền vững hơn...
Bài viết đã ghi nhận lại, các giai đoạn từ khi bắt đầu chọn cặp chim bố mẹ đến khi các lứa Chào Mào non trưởng thành:
1) Trước khi cho sinh sản , cặp bố mẹ cần được cách li để chăm sóc đặc biệt .
a) Dinh dưỡng trước sinh sản :
- Chim trống: vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường tức cám tổng hợp, trái cây & côn trùng. Đặc biệt là tăng cường thêm nhiều loại côn trùng như: dế, superworm, trứng kiến, sẽ giúp chim khỏe mạnh (Đã thay lông, có phong độ tốt) .
- Chim mái: Có khẩu phần gần như chim trống nhưng phải bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp dành cho chim ăn quả trong mùa sinh sản có sẵn trên thị trường (Đã thay lông, có phong độ tốt)
- Trường hợp không có thuốc thì phải bổ sung thật nhiều hoa quả và côn trùng, luân phiên thay đổi để chim nhận đủ chất, tạo hệ trứng non tốt , ít gặp rủi ro sau này. Côn trùng cho chim sinh sản sẽ tăng đột biến, bởi ngoài việc nuôi trứng chim mái còn phải nuôi lông, chúng thường sẽ tự vặt lông bụng của mình để lót ổ, và số lượng lông bị rụng cũng khá lớn.
b) Về giấc ngủ trước sinh sản :
- Giấc ngủ của chim cực kì quan trọng, lúc nắng tắt, chạng vạn thì ta cho cặp bố mẹ đi ngủ, treo nơi yện tĩnh tránh mèo chuột, gây hại. Ngủ đủ giấc và không bị làm phiền giúp chim tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng.
2 ) Tiến hành cho sinh sản nhân tạo :
a) Lồng nuôi chim sinh sản :
- Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ có kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi. Nhưng tối thiểu là từ 180 cm (chiều dài), 120 cm (chiều rộng), 150 cm (chiều cao). Có rãnh để vệ sinh phân chim. Ngoài ra , trong lồng còn bố trí giá thể cho chim làm tổ, thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang, bình gốm, rọ tre chẳng hạn.
- Và 2 khay nước và thức ăn , một máng tắm nhỏ, nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền, không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền. Lồng phải có ái che mưa, gió, mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất, vào những ngày nắng to, ta dùng lưới lan che chắn bớt lại mặt tiền lồng, 2 bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim, giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng.
b) Cho chim bắt cặp :
- Chim Chào Mào, bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên, mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Chim trống thành thục có biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày, sung mãng. Chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ, kêu suốt ngày để tìm bạn tình.
- Trước khi cho sinh sản, ta cần cho chim bắt cặp. Đầu tiên con trống vào lồng trước, rồi cho lồng nuôi chim mái vào sau. Khi chim trống hót to, cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh cúi đầu, múa đuôi miệng kêu liên tục thì ta tiến hành thả chim mái và chuẩn bị các giai đoạn tiếp theo.
- Trường hợp chim mái không chịu trống (hoặc ngược lại). Ta nên đổi bạn tình cho nó, tránh thả chung có thể cắn nhau tới chết.
c) Giai đoạn làm ổ của cặp bố mẹ :
- Khi đã chịu trống chim mái sẽ chủ động đi tìm vật liệu làm tổ ( đa phần là chim mái ). Khi này ta cần cung cấp các vật liệu làm ổ như: gơm, giấy báo cắt nhỏ, cành cây khô vv... Tốt nhất là nên thả lúc chạng vạng để tránh làm chim sợ.
- Cả chim trống mái thay phiên nhau làm ổ chúng mất khoảng 3-4 ngày cho một chiếc tổ trung bình. Một lứa chim đẻ từ 2-4 quả, trứng có màu đỏ sẫm, và có khá nhiều hoa văn.
- Ổ có được tạo nên hay không phần lớn dựa vào lượng thức ăn (Côn trùng , hoa quả) mà ta cung cấp trong lồng . Trong tự nhiên chim chỉ sinh sản khi thời tiết ôi trường thuận lợi, có nhiều thức ăn. Việc cung cấp một lượng lớn superworm là rất quan trọng, nó sẽ khuyến khích chim bố mẹ làm ổ vì nó nghĩ rằng đã có đủ lương thực.
- Khi ta không thấy cặp chim bay nhảy xung quanh lồng hay thả rác về ổ nữa, thì hãy chờ nhé, vì chúng đang bận đẻ & ấp trứng, ta không được theo dõi chúng lúc này.
d) Giai đoạn ấp trứng & nở con :
- Chim bố mẹ ấp trứng trong khoảng từ 12 -14 ngày thì nở, thời gian nở thường là buổi sáng hoặc xế chiều, và bạn phải đảm bảo rằng có đủ lượng thức ăn tươi, để tránh chim trống phá tổ, hoặc giết chết chim con của nó, do không đủ nguồn thực phẩm.
- Cách theo dõi chim nở khá đơn giản, khi bạn nghe một tiếng:" Chíp" lớn, chắc chắn rằng một chú chim non đã chào đời. Ngoài ra, bạn còn có thể dựa vào thái độ lo lắng bồn chồn, bay tới bay lui của chim cha. Nó sẽ phát ra những âm thanh nghe rất lạ...
- Tuy là một loài chim ăn hoa quả, nhưng khi còn non, chim chỉ ăn côn trùng và sâu bọ, loại có nhiều protein giúp chúng tăng trưởng một cách chống mặt.
- Ta cần cho chim bố mẹ ăn hoa quả đầy đủ như: chuối, bầu, cà chua. Nếu được có thể bổ sung thêm trái cây dại như Coccinia grandis ( Qủa lục bát ), để đảm bảo chúng khỏe mạnh để nuôi con và có nước dãi tốt, nước dãi có tác dụng như một loại sữa non giúp tăng sức đề kháng cho chim. Chim bố mẹ sẽ luân phiên nhau gắp mồi về nuôi con.
- Lưu ý: Không nên rình xem tổ chim quá lâu, làm chúng cảm thấy stress và có thể thả rơi chim non.
e) Giai đoạn chuyền cành :
- Khi này chim non đã có đủ lông cơ bản để theo mẹ. Ta không nên bắt chim con trong giai đoạn này, vì như thế chim sẽ bị yếu xương. Nên để cho bố mẹ chúng dạy cách học bay là cách tốt nhất.
- Chim non tới giai đoạn này đã có thể cho ăn hoa quả chín, và cám tổng hợp!
- Chúc các nghệ nhân có một lứa chim khỏe mạnh.
Trong vài năm gần đây, ở nước ta đã có một số phân loài Chào Mào có nguy cơ bị tuyệt chủng, do nạn săn bắt quá độ...điều này không chỉ gây hại cho hệ trường sinh tái mà còn đe dọa nghiêm trọng đến nguồn đa dạng sinh học Việt Nam . Chính vì thế, mà việc lai tạo & nhân giống các dòng chim Chào Mào, trở nên cấp thiết và có vai trò ngày càng trọng như hiện nay...
Bên cạnh, ý nghĩa bảo tồn & sinh học, ta có thể nói rằng:" Nuôi Chào Mào sinh sản còn là một thú vui tao nhã và khá độc đáo đối với các nghệ nhân ". Nó giúp ta biết yêu thương, mang đến cho ta lòng nhẫn nại và rèn cho ta cả đức hy sinh. Nói thì dễ nhưng làm lại khó, đó là một công việc khá vất vả và không đơn giản chút nào. Nhân đây, bài viết là này nhằm mục đích cung cấp một số thông tin cho những nghệ nhân đang có tâm huyết với nghề, để gây dựng lại các nòi Chào Mào quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học - cũng như phổ biến củng cố thú chơi của mình ngày càng mạnh mẽ và bền vững hơn...
Bài viết đã ghi nhận lại, các giai đoạn từ khi bắt đầu chọn cặp chim bố mẹ đến khi các lứa Chào Mào non trưởng thành:
1) Trước khi cho sinh sản , cặp bố mẹ cần được cách li để chăm sóc đặc biệt .
a) Dinh dưỡng trước sinh sản :
- Chim trống: vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường tức cám tổng hợp, trái cây & côn trùng. Đặc biệt là tăng cường thêm nhiều loại côn trùng như: dế, superworm, trứng kiến, sẽ giúp chim khỏe mạnh (Đã thay lông, có phong độ tốt) .
- Chim mái: Có khẩu phần gần như chim trống nhưng phải bổ sung thêm các loại khoáng tổng hợp dành cho chim ăn quả trong mùa sinh sản có sẵn trên thị trường (Đã thay lông, có phong độ tốt)
- Trường hợp không có thuốc thì phải bổ sung thật nhiều hoa quả và côn trùng, luân phiên thay đổi để chim nhận đủ chất, tạo hệ trứng non tốt , ít gặp rủi ro sau này. Côn trùng cho chim sinh sản sẽ tăng đột biến, bởi ngoài việc nuôi trứng chim mái còn phải nuôi lông, chúng thường sẽ tự vặt lông bụng của mình để lót ổ, và số lượng lông bị rụng cũng khá lớn.
b) Về giấc ngủ trước sinh sản :
- Giấc ngủ của chim cực kì quan trọng, lúc nắng tắt, chạng vạn thì ta cho cặp bố mẹ đi ngủ, treo nơi yện tĩnh tránh mèo chuột, gây hại. Ngủ đủ giấc và không bị làm phiền giúp chim tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng.
2 ) Tiến hành cho sinh sản nhân tạo :
a) Lồng nuôi chim sinh sản :
- Lồng nuôi chim sinh sản là loại lồng làm bằng lưới thép không rỉ có kích thước nhỏ hoặc lớn tùy ý người nuôi. Nhưng tối thiểu là từ 180 cm (chiều dài), 120 cm (chiều rộng), 150 cm (chiều cao). Có rãnh để vệ sinh phân chim. Ngoài ra , trong lồng còn bố trí giá thể cho chim làm tổ, thường làm bằng vỏ gáo dừa cắt ngang, bình gốm, rọ tre chẳng hạn.
- Và 2 khay nước và thức ăn , một máng tắm nhỏ, nhiều cành đậu cho chim non tập chuyền, không đặt quá cao sẽ tăng nguy cơ chim non trượt chân khi chuyền. Lồng phải có ái che mưa, gió, mặt tiền quay về phía đón nắng sớm là tốt nhất, vào những ngày nắng to, ta dùng lưới lan che chắn bớt lại mặt tiền lồng, 2 bên lồng che chắn bằng tôn hoặc gỗ để tạo cảm giác thôi mái & an toàn cho chim, giảm stress khi chim bắt cặp và đẻ trứng.
b) Cho chim bắt cặp :
- Chim Chào Mào, bắt đầu thành thục ở năm tuổi đầu tiên, mùa đẻ của chúng thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Chim trống thành thục có biểu hiện như hót nhiều hơn mọi ngày, sung mãng. Chim mái phát ra nhiều tiếng kêu nhỏ, kêu suốt ngày để tìm bạn tình.
- Trước khi cho sinh sản, ta cần cho chim bắt cặp. Đầu tiên con trống vào lồng trước, rồi cho lồng nuôi chim mái vào sau. Khi chim trống hót to, cố sức ve vãn con mái đến lúc chim mái ve cánh cúi đầu, múa đuôi miệng kêu liên tục thì ta tiến hành thả chim mái và chuẩn bị các giai đoạn tiếp theo.
- Trường hợp chim mái không chịu trống (hoặc ngược lại). Ta nên đổi bạn tình cho nó, tránh thả chung có thể cắn nhau tới chết.
c) Giai đoạn làm ổ của cặp bố mẹ :
- Khi đã chịu trống chim mái sẽ chủ động đi tìm vật liệu làm tổ ( đa phần là chim mái ). Khi này ta cần cung cấp các vật liệu làm ổ như: gơm, giấy báo cắt nhỏ, cành cây khô vv... Tốt nhất là nên thả lúc chạng vạng để tránh làm chim sợ.
- Cả chim trống mái thay phiên nhau làm ổ chúng mất khoảng 3-4 ngày cho một chiếc tổ trung bình. Một lứa chim đẻ từ 2-4 quả, trứng có màu đỏ sẫm, và có khá nhiều hoa văn.
- Ổ có được tạo nên hay không phần lớn dựa vào lượng thức ăn (Côn trùng , hoa quả) mà ta cung cấp trong lồng . Trong tự nhiên chim chỉ sinh sản khi thời tiết ôi trường thuận lợi, có nhiều thức ăn. Việc cung cấp một lượng lớn superworm là rất quan trọng, nó sẽ khuyến khích chim bố mẹ làm ổ vì nó nghĩ rằng đã có đủ lương thực.
- Khi ta không thấy cặp chim bay nhảy xung quanh lồng hay thả rác về ổ nữa, thì hãy chờ nhé, vì chúng đang bận đẻ & ấp trứng, ta không được theo dõi chúng lúc này.
d) Giai đoạn ấp trứng & nở con :
- Chim bố mẹ ấp trứng trong khoảng từ 12 -14 ngày thì nở, thời gian nở thường là buổi sáng hoặc xế chiều, và bạn phải đảm bảo rằng có đủ lượng thức ăn tươi, để tránh chim trống phá tổ, hoặc giết chết chim con của nó, do không đủ nguồn thực phẩm.
- Cách theo dõi chim nở khá đơn giản, khi bạn nghe một tiếng:" Chíp" lớn, chắc chắn rằng một chú chim non đã chào đời. Ngoài ra, bạn còn có thể dựa vào thái độ lo lắng bồn chồn, bay tới bay lui của chim cha. Nó sẽ phát ra những âm thanh nghe rất lạ...
- Tuy là một loài chim ăn hoa quả, nhưng khi còn non, chim chỉ ăn côn trùng và sâu bọ, loại có nhiều protein giúp chúng tăng trưởng một cách chống mặt.
- Ta cần cho chim bố mẹ ăn hoa quả đầy đủ như: chuối, bầu, cà chua. Nếu được có thể bổ sung thêm trái cây dại như Coccinia grandis ( Qủa lục bát ), để đảm bảo chúng khỏe mạnh để nuôi con và có nước dãi tốt, nước dãi có tác dụng như một loại sữa non giúp tăng sức đề kháng cho chim. Chim bố mẹ sẽ luân phiên nhau gắp mồi về nuôi con.
- Lưu ý: Không nên rình xem tổ chim quá lâu, làm chúng cảm thấy stress và có thể thả rơi chim non.
e) Giai đoạn chuyền cành :
- Khi này chim non đã có đủ lông cơ bản để theo mẹ. Ta không nên bắt chim con trong giai đoạn này, vì như thế chim sẽ bị yếu xương. Nên để cho bố mẹ chúng dạy cách học bay là cách tốt nhất.
- Chim non tới giai đoạn này đã có thể cho ăn hoa quả chín, và cám tổng hợp!
- Chúc các nghệ nhân có một lứa chim khỏe mạnh.
Phân biệt chào mào Trống & Mái
*Nhìn hình dáng bên ngoài của đôi chim, thật khó đoán biết được con nào là trống và mái. Chim Chào Mào không có hình thái bên ngoài đặc biệt để phân biệt sự khác nhau của giới tính. Người ta hay sử dụng các phương pháp so sánh dưới đây để xác định giới tính, nhưng tất cả các kinh nghiệm dưới đây đều tỏ ra chưa chính xác tuyệt đối:
Kích thước:
Chiều dài của lông đỏ ở má.
Chiều dài của lông cánh.
Qua đó, xác định giới tính con mái có những đặc điểm như:
Con mái: lông đỏ ngắn hơn con trống, chiều dài cánh ngắn hơn (kích thước do được là 78 - 85 mm), dáng nhỏ con.
Con trống: Chiều dài cánh dài hơn, kích thước từ 83 - 91 mm, lông đỏ dài và dày hơn.
Lý do chưa chính xác tuyệt đối bởi vì, chúng sẽ phát triển hình thái lưỡng tính nếu như so chúng cùng chung một độ tuổi, những con còn non hoặc chưa đến độ tuổi trưởng thành có thể bị lầm lẫn theo cách so sánh này.
Bạn hãy nhìn thật kỹ ảnh con trống dưới đây, bạn sẽ thấy những sợi lông đỏ trên má dài hơn.
Sự khác biệt giữa hai giới tính ở chim Chào Mào (ảnh dưới) - con bên trái là con mái được so sánh cùng độ tuổi.
Độ tuổi của chào mào, được xác định phần lông cánh và chú ý bên ngoài rìa cánh. Dĩ nhiên các con non, chim tơ hay còn gọi là má trắng luôn có phần rìa cánh "mơn mởn" còn các con có tuổi, ở các rìa cánh thường trông như "bị khô" xơ xác. Mặc dù, chúng là loài thay lông hàng năm nhưng đối với con trưởng thành, sự "xơ xác" của phần lông cánh ấy chính là hoạt động của cánh khi bay và lông cánh bị ma sát vào không khí như ảnh minh họa dưới đây.
Mọi người có kinh nghiệm xin chia sẻ cho AE cùng biết nhé. Xem thêm cách phân biệt chào mào trống và mái
Giới thiệu cách chọn, chăm sóc, thuần hóa chào mào
1. Tổng quan
- Khi vào thú chơi gì đi nữa cũng phải cần sự đam mê và siêng năng, chứ chỉ thích theo phong trào thì không tài nào bền được và giỏi được. Khi mới vào thú nuôi Chào Mào, một ai đó tình cờ do có duyên, hay sở thích muốn nuôi chim gì đó mà cơ duyên đưa đến. - Giá chim giao động từ 20 nghìn cho tới bạc triệu, và loại: Gián Cánh, Bạch Đề, Bạch Tạng, Chào Mào Bông, Mơ, là giống dị tướng bị đột biến, chim có màu trắng lạ thường, như có cánh trắng, lông đốm đốm trắng trên lưng, đầu, hoặc đuôi nguyên một hoặc vài cọng lông trắng, cánh trắng có một vài cọng lông trắng và cả móng trắng tùy vào con, có con toàn móng trắng hết. Đặc biệt giống Bạch Tạng thì bị đột biết hết cả thân hình, toàn thân trắng tinh, đặc biệt hơn nữa là riêng cái lông dưới đít và cái tách của nó vẫn còn đỏ.
- Nếu bạn có muốn mua giống Bạch Tạng thì phải để ý cặp mắt, bởi Bạch Tang như thế cặp mắt sẽ có màu đỏ, không còn đen nữa. Riêng giống chim Chào Mào Bông thì phải tùy độ đột biến của nó nằm ở đâu. Nếu nguyên cái đầu trắng còn thân hình đen, thì chỗ bị đột biến là nơi đầu nên cặp mắt sẽ có màu đỏ, còn lại giống chỉ bông trên lưng thì cặp mắt vẫn bình thường. Khác với chim Chào Mào bình thường, và giá cả có thể nói tới bạc triệu trở lên, tùy vào địa phương, nhu cầu và thể chất của con chim. Cho nên cũng có vài người ham tiền thiếu đạo đức đã nhuộm màu trắng trên lông chim và bán giá cao, sau khi chim thay lông hoặc tắm thời gian thì màu nhuộm trôi đi thì hỡi ôi. Cho nên phải cẩn thận và phải quen biết người giới thiệu để mua, còn không phải có kinh nghiệm nhất định.
2. Cách chọn chim trống
- Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn, cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6 – 9 âm thanh dài, còn chim mái chỉ đi được 3 – 4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit’ tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim trống trong lưỡi có chấm đen, cỡ 3 – 4 chấm ở cuối lưỡi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua cho chim trống cho nên rất dễ bị lộn, trường hợp này rất chi là hiếm.
- Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó phải to, khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, tuy mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ nhưng chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là mũ lân và mũ rơm. Mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngũ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.
3. Luyện tập cho chim bổi
Có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các bạn mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác.
4. Nuôi chim bổi thành chim thuần
Bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nửa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lỡ tróc đầu chảy máu thì qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào cóng ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.
5. Nhu cầu dinh dưỡng
Thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.
6. Chăm sóc chào mào
- Cần mua cho chim một cái lồng tắm, 1 máng nước để chim tắm, 1 cái cầu để chim đậu, dùng keo 502 để dán chặt câu cầu đó vào lồng cố định hẳn luôn, để nó không bị trụt xuống hay rơi ra ngoài. – Sang chim qua lồng tắm, đặt lồng ở nơi nào nắng nhẹ, thích hợp cho chim tắm nhất là khoảng 10h30 – 12h vì thời điểm đó nắng đẹp, kích thích chim tắm.
- Dùng nước vẩy nhẹ lên người chim, sau đó đổ vào máng tắm khoảng 1/2 nước (đổ nhiều chim sẽ ngợp và ko tắm). Đặt lồng nơi có nắng nhẹ.
- Chim bị nước dính vào lông sẽ rỉa lông, rũ lông cho khô, nắng nhẹ kích thích cho chim cảm thấy khó chịu trong người. Nó sẽ cảm thấy khó chịu, và sau vài lần rũ lông đó là nó sẽ nhảy vào máng tắm để tắm thôi.
- Nếu chim còn nhát thì trong khi chim tắm không nên đứng quá gần. Tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp, và chim mau dạn người hơn. Nếu bận thì có thể 2 ngày tắm 1 lần cho chim.
- Sau khi chim tắm xong thì sang chim qua lồng cũ thường nuôi nó, sau đó mang ra nơi nào có nắng nhẹ để chim rũ lông và sưởi cho khô lông. Khoảng một lúc là mang chim vào, treo ở nơi nào cao và thoáng.
7. Thiết kế lồng nuôi
- Lồng cho Chào Mào không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.
- Cần thiết kế “cầu” cho chim, không quá to và không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này có vài bạn dùng cầu thế như cong, uốn lượng. Theo vài ý kiến là: việc cong uốn như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra bị tật cho chân chim.